Giải Vật Lí 8 Bài 4: Biểu diễn lực

1.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 4: Biểu diễn lực chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Biểu diễn lực lớp 8.

Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 4: Biểu diễn lực

Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời bài C1 trang 15 SGK Vật lí 8: Hãy mô tả thí nghiệm trong hình 4.1, hiện tượng trong hình 4.2 và nêu tác dụng của lực trong từng trường hợp.
Phương pháp giải: 
Vận dụng tác dụng của lực: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động (nghĩa là thay đổi vận tốc) của vật.

Lời giải:

Hình 4.1 : Lực hút của nam châm lên miếng thép làm xe chuyển động lại gần phía thanh nam châm. Như vậy lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động (nhanh dần về phía nam châm).

Hình 4.2 : Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng bị biến dạng và ngược lại, lực mà quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng. Như vậy lực có tác dụng làm vật bị biến dạng.

Trả lời bài C2 trang 16 SGK Vật lí 8: Biểu diễn những lực sau đây: 

- Trọng lực của một vật có khối lượng 5 kg (tỉ xích 0,5cm ứng với 10N).

- Lực kéo 15 000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 5000N).

Phương pháp giải:

Lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:

 + Gốc là điểm đặt của lực.

 + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

 + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.

Lời giải:

- Trọng lực của một vật có khối lượng 5kg (tỉ xích 0,5cm ứng với 10N)

Vật có khối lượng 5kg

Ta suy ra trọng lực của vật có độ lớn P=10.m=10.5=50N

Trọng lực của vật được biểu diễn như hình:

- Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 5000N)

Trả lời bài C3 trang 16 SGK Vật lí 8: Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4.

Phương pháp giải:

Lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:

 + Gốc là điểm đặt của lực.

 + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

 + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.

Lời giải:

a) F1 có:

+ Điểm đặt tại A

+ Phương thẳng đứng

+ Chiều từ dưới lên

+ Cường độ lực F1=20N.

b) F2 có:

+ Điểm đặt tại B

+ Phương nằm ngang

+ Chiều từ trái sang phải

+ Cường độ lực F2=30N.

c) F3 có:

+ Điểm đặt tại C

+ Phương nghiêng một góc 30o so với phương nằm ngang

+ Chiều hướng lên, cường độ F3=30N.

Lý thuyết Bài 4: Biểu diễn lực

1. Tác dụng của lực

- Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động. Khi vận tốc của vật thay đổi, ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật.

- Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động (nghĩa là thay đổi vận tốc) của vật.

Ví dụ:

- Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn nên xe lăn chuyển động nhanh lên.

- Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng.

2. Biểu diễn lực

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

- Gốc là điểm đặt của lực.

- Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

- Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.

Chú ý:

- Các đại lượng vật lí có hướng là các đại lượng vectơ nên lực là đại lượng vectơ.

- Vectơ lực được kí hiệu là F ; cường độ của lực được kí hiệu là F ; ba yếu tố của lực là : điểm đặt, phương và chiều, độ lớn ; kết quả tác dụng của lực phụ thuộc vào các yếu tố này.

- Ta thường dễ thấy được kết quả tác dụng lực làm thay đổi độ lớn vận tốc (nhanh lên hay chậm đi) mà ít thấy được tác dụng làm đổi hướng của vận tốc, chẳng hạn như :

+ Trong chuyển động tròn đều, lực tác dụng chỉ làm thay đổi hướng chuyển động.

+ Trong chuyển động của vật bị ném theo phương ngang, trọng lực P làm thay đổi hướng và độ lớn của vận tốc.

Sơ đồ tư duy về biểu diễn lực - Vật lí 8

Phương pháp giải một số dạng bài tập về biểu diễn lực

Dạng 1: Biểu diễn lực trên hình theo tỉ lệ xích

Biểu diễn lực bằng một mũi tên, ta cần xác định đúng các yếu tố:

- Điểm đặt của lực ở trên vật để xác định gốc của mũi tên.

- Phương và chiều của lực để xác định phương và chiều của mũi tên.

- Cường độ (độ lớn) của lực để chọn tỉ xích cho phù hợp.

Ví dụ: Hãy biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 50 kg theo tỉ lệ xích 1 cm ưng với 100 N.

Hướng dẫn giải

Trọng lực P tác dụng lên vật có:

- Điểm đặt: tại trọng tâm G của vật.

- Phương: thẳng đứng

- Chiều: từ trên xuống

- Độ lớn: P = 50.10 = 500N

Dạng 2: Diễn tả các yếu tố của lực được biểu diễn trên hình vẽ

Để diễn tả các yếu tố của lực, ta cần xác định:

- Gốc của mũi tên ở đâu? Đó chính là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều của mũi tên như thế nào? Đó chính là phương và chiều của lực.

(Đặc biệt nếu phương của mũi tên không trùng với phương thẳng đứng hay phương ngang thì phải xem phương đó tạo với phương thẳng đứng hay tạo với phương ngang một góc bao nhiêu độ).

- Trên mũi tên có mấy khoảng và mỗi khoảng ứng với tỉ xích đã chọn là bao nhiêu để xác định đúng cường độ của lực.

Ví dụ: Diễn tả các yếu tố của lực ở hình vẽ sau:

 Lực F tác dụng lên vật có:

- Điểm đặt: tại điểm A

- Phương: tạo với phương nằm ngang một góc 300

- Chiều: hướng lên

- Độ lớn: F=3.15=45N

Đánh giá

0

0 đánh giá