Dụng cụ: Thanh nhựa, miếng vải len, quả cầu kim loại có đế cách điện

378

Với giải Thực hành, khám phá trang 64 Vật lí lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích

Thực hành, khám phá trang 64 Vật Lí 11:

Dụng cụ

Thanh nhựa, miếng vải len, quả cầu kim loại có đế cách điện.

Tiến hành

• Tích điện cho quả cầu

Dùng vải len cọ xát thanh nhựa để nó tích điện âm.

Đưa thanh nhựa đến gần quả cầu kim loại nhưng không để chúng chạm vào nhau (Hình 1.4).

Dụng cụ Thanh nhựa, miếng vải len, quả cầu kim loại có đế cách điện. Tiến hành Tích điện cho quả cầu

Trong khi thanh nhựa ở gần quả cầu, chạm đầu ngón tay vào quả cầu trong giây lát rồi bỏ ngón tay ra khỏi quả cầu.

Di chuyển thanh nhựa ra xa. Dự đoán quả cầu tích điện loại nào và giải thích tại sao.

• Thử nghiệm sự tương tác của quả cầu tích điện dương

Treo một thanh nhựa đã tích điện âm để nó có thể quay tự do. Đưa quả cầu tích điện dương lại gần xem chúng có hút nhau không.

Sử dụng quả cầu tích điện dương này để kiểm tra tương tác của nó với thanh thuỷ tinh, thanh nhựa khác,...

Lời giải:

- Dự đoán quả cầu tích điện dương.

- Giải thích: Khi đưa thanh nhựa nhiễm điện âm lại gần quả cầu thì các điện tích dương ở trong quả cầu di chuyển về phía gần với thanh nhựa (do các điện tích âm ở thanh nhựa hút các điện tích dương lại gần phía nó). Khi đưa tay chạm vào quả cầu thì các electron di chuyển từ quả cầu sang người, khi đó quả cầu thiếu electron dẫn đến nó sẽ tích điện dương.

Lý thuyết Lực hút và lực đẩy giữa các điện tích

1. Điện tích

- Vật bị nhiễm điện còn được gọi là vật mang điện hoặc vật tích điện.

- Có hai loại điện tích, một loại được gọi là điện tích dương, một loại là điện tích âm.

- Các vật tích điện có thể có kích thước khác nhau. Ta gọi một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách đến điểm đang xét là một điện tích điểm.

2. Tương tác giữa các điện tích

- Sự hút hoặc đẩy giữa các điện tích được gọi là sự tương tác điện.

- Các điện tích trái dấu thì hút nhau, các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.

- Ngoài hiện tượng nhiễm điện do ma sát thì chúng ta còn thấy có hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng: các vật đã tích điện có thể hút các vật chưa tích điện, vật chưa tích điện ban đầu trung hoà về điện, khi đưa một vật khác đã tích điện âm (hoặc dương) lại gần một đầu của vật chưa tích điện thì điện tích dương (hoặc âm) bị đẩy về phía của vật tích điện nên vật chưa tích điện bị hút về phía của vật tích điện. Khi lấy vật tích điện đi thì vật chưa tích điện lại trở về trạng thái trung hoà điện.

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích

Đánh giá

0

0 đánh giá