Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu của chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ

2 K

Với giải Luyện tập 1 trang 28 Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

Video bài giải Lịch sử lớp 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn - Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 28 Lịch Sử 8: Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu của chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ. Em hiểu gì về cụm từ “Vua Lê - chúa Trịnh”; “chúa Nguyễn”; “Đàng Trong - Đàng Ngoài”?

Trả lời:

- Biểu hiện cho thấy sự suy yếu của chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ:

+ Trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng trên thực tế chỉ là “con rối” trong tay họ Trịnh.

+ Họ Trịnh xưng vương, lập vương phủ ngay bên cạnh triều đình vua Lê và thâu tóm toàn bộ quyền hành.

- Giải thích thuật ngữ:

+ “Vua Lê - chúa Trịnh”: chính quyền trung ương thời Lê trung hưng, trong đó, vua Lê vẫn là người đứng đầu nhưng quyền lực thực tế nằm trong tay chúa Trịnh.

+ “Chúa Nguyễn”: chính quyền của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.

+ “Đàng Trong - Đàng Ngoài”: Sau chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672), hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến chia đôi đất nước, gọi là Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam) và Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc).

Bài tập vận dụng

Câu 1: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã gây nên hệ quả gì về lãnh thổ, lãnh hải?

A. Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam

B. Chính quyền chúa Nguyễn triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

C. Cả ba đáp án trên đều đúng

D. Lãnh thổ nước ta bị xâm chiếm

Đáp án đúng: C

Câu 2:  Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía nào sau xung đột Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn? 

A. Phía Bắc

B. Phía Đông

C. Phía Tây

D. Phía Nam

Đáp án đúng: D

Câu 3: Biểu hiện cho thấy sự suy yếu của chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ là?

A. Trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng trên thực tế chỉ là “con rối” trong tay họ Trịnh

B. Họ Trịnh xưng vương, lập vương phủ ngay bên cạnh triều đình vua Lê và thâu tóm toàn bộ quyền hành

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Sự suy yếu của nhà Lê sau thời kì Lê sơ:

Trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế chỉ là “con rối”, chịu sự kiểm soát của họ Trịnh. Họ Trịnh xưng vương => thâu tóm toàn bộ quyền hành

Đánh giá

0

0 đánh giá