Với giải Vận dụng trang 144 Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 10: Sinh vật Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 10: Sinh vật Việt Nam
Vận dụng trang 144 Địa Lí 8: Tìm hiểu và viết báo cáo ngắn (15 đến 20 dòng) về một vườn quốc gia ở Việt Nam.
Trả lời:
(*) Lựa chọn: Giới thiệu về Vườn quốc gia Ba Vì
(*) Trình bày:
- Vườn quốc gia Ba Vì được thành lập vào tháng 1/1991, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km về phía tây.
- Tháng 5 năm 2003, Vườn quốc gia Ba Vì được Chính phủ quyết định mở rộng quy hoạch sang tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, vườn có tổng diện tích là 9702,41 héc-ta.
- Toạ độ địa lý của vườn quốc gia Ba Vì: từ 20o 55′ đến 21o 07′ vĩ độ bắc Từ 105o18′ đến 105o30′ kinh độ đông. Bao gồm 3 phân khu:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400.
+ Phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400,.
+ Phân khu dịch vụ hành chính.
- Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì có diện tích trên 35.000 ha thuộc địa phận huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai của Thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn, Thành phố Hòa Bình của tỉnh Hòa Bình.
- Vườn quốc gia Ba Vì là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục và nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Chính vì vậy, Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu đã thành một nơi nghỉ mát vùng núi cao lý tưởng của cả nước.
- Vườn quốc gia Ba Vì có giá trị cao về đa dạng sinh học:
+ Vườn quốc gia Ba Vì cới 3 kiểu rừng: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp.
+ Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 1209 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh, Thông tre, Sến mật, giổi lá bạc, quyết thân gỗ, bát giác liên,…. Ở Vườn quốc gia cũng đã thống kê được 503 loài cây thuốc.
+ Hệ động vật ở vườn quốc gia Ba Vì cũng rất đa dạng, với: 342 loài, trong đó có 3 loài đặc hữu và 66 loài quý hiếm.
Bài tập vận dụng
Câu 1: Đâu không phải là biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam?
A. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
B. Chặt phá rừng làm nương rẫy.
C. Ngăn chặn hành vi săn bắt động vật trái phép.
D. Xử lí chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của sinh vật.
Đáp án đúng: B
Giải thích: Trước nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học, cần có các biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Một số biện pháp như sau:
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhằm mục đích bảo vệ và khôi phục một số hệ sinh thái tự nhiên, rừng nguyên sinh và động vật, thực vật quý hiếm.
+ Bảo vệ nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật bằng cách tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên.
+ Ngăn chặn hành vi phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép, khai thác, đánh bắt thuỷ sản quá mức.
+ Xử lí các chất thải, rác thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường các sinh vật.
+ Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học.
Câu 2: Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia:
A. Bạch Mã
B. Ba Bể
C. Ba Vì
D. Cúc Phương
Đáp án đúng: D
Giải thích: Vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước với đa dạng của các chủng loài trong hệ sinh thái rừng, tạo nên mỹ quan, khung cảnh thiên nhiên hết sức thu hút.
Câu 3: Sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam không thể hiện ở:
A. Kiểu hệ sinh thái
B. Thành phần loài
C. Phân bố rộng khắp trên cả nước
D. Gen di truyền
Đáp án đúng: C
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Luyện tập trang 144 Địa Lí 8: Cho bảng số liệu sau:...
Xem thêm các bài giải SGK Địa Lí lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: