Giải SGK Địa Lí 8 Bài 10 (Kết nối tri thức): Sinh vật Việt Nam

5.5 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 10: Sinh vật Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 10 từ đó học tốt môn Địa Lí lớp 8.

Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 10: Sinh vật Việt Nam

Mở đầu trang 141 Bài 10 Địa Lí 8: Giới sinh vật Việt Nam đa dạng và phong phú với nhiều loài động vật, thực vật và các hệ sinh thái khác nhau. Hãy chia sẻ một số hiểu biết của em về sinh vật ở nước ta.

Trả lời:

- Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như:

+ Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..

+ Sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…

- Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền,…

1. Sự đa dạng của sinh vật Việt Nam

Câu hỏi trang 143 Địa Lí 8: Dựa vào thông tin các hình ảnh trong mục 1, hãy chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam.

 

Dựa vào thông tin các hình ảnh trong mục 1 hãy chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam

Trả lời:

- Sự phong phú và đa dạng của sinh vật Việt Nam được thể hiện về thành phần loài gen di truyền và kiểu hệ sinh thái.

* Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền:

- Đa dạng về thành phần loài: Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới, trong đó nhiều loài thực vật quý hiếm (Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh,  nghiến, gỗ gụ…) và động vật quý hiếm (Sao la, voi, bò tót, trĩ…).

- Đa dạng về gen di truyền: Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền,…

* Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái: Các hệ sinh thái ở nước ta song phú và đa dạng, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, hệ sinh thái tự nhiên dưới nước và hệ sinh thái nhân tạo:

- Các hệ sinh thái trên cạn:

+ Gồm kiểu rừng sinh thái khác nhau, phổ biến nhất là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa với lớp phủ thực vật rậm rạp nhiều tầng, thành phần loài phong phú.

+ Ngoài ra, còn có: trảng cỏ cây bụi, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao,…

- Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước bao gồm: hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt.

+ Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả các vùng nước lợ), điển hình là rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, đầm phá ven biển,… và hệ sinh thái biển chia thành các vùng nước theo độ sâu.

+ Các hệ sinh thái nước ngọt ở sông suối, ao, hồ đầm.

- Các hệ sinh thái nhân tạo hình thành do hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản rất đa dạng như:

+ Hệ sinh thái đồng ruộng, vùng chuyên canh,..

+ Hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản,…

2. Tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Câu hỏi trang 144 Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 2, hãy chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 2 hãy chứng minh tính cấp thiết

Trả lời:

- Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng nên việc bảo tồn đa dạng sinh học trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay ở nước ta:

+ Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: số lượng cá thể, các loài thực vật, động vật hoang dã suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ như: nhiều loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu,…); nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót, tê giác,…)

+ Suy giảm hệ sinh thái: Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị phá hoại gần hết, chỉ còn chủ yếu là rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái biển cũng đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người.

+ Suy giảm nguồn gen: việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã khiến nguồn gen suy giảm.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 144 Địa Lí 8: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1943 - 2020

Năm

1943

1983

2020

Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha)

14,3

6,8

10,3

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam các năm)

Hãy nhận xét sự biến động diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 1943 -2020.

Trả lời:

- Nhận xét: Diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam có sự biến động trong giai đoạn 1943 - 2020:

+ Giai đoạn từ 1943 - 1983: diện tích rừng tự nhiên có xu hướng giảm (7,5 triệu ha).

+ Giai đoạn từ 1983 - 2020: diện tích rừng tự nhiên có xu hướng tăng (3,5 triệu ha)

Vận dụng trang 144 Địa Lí 8: Tìm hiểu và viết báo cáo ngắn (15 đến 20 dòng) về một vườn quốc gia ở Việt Nam.

Trả lời:

(*) Lựa chọn: Giới thiệu về Vườn quốc gia Ba Vì

(*) Trình bày:

- Vườn quốc gia Ba Vì được thành lập vào tháng 1/1991, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km về phía tây.

- Tháng 5 năm 2003, Vườn quốc gia Ba Vì được Chính phủ quyết định mở rộng quy hoạch sang tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, vườn có tổng diện tích là 9702,41 héc-ta.

- Toạ độ địa lý của vườn quốc gia Ba Vì: từ 20o 55′ đến 21o 07′ vĩ độ bắc Từ 105o18′ đến 105o30′ kinh độ đông. Bao gồm 3 phân khu:

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400.

+ Phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400,.

+ Phân khu dịch vụ hành chính.

- Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì có diện tích trên 35.000 ha thuộc địa phận huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai của Thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn, Thành phố Hòa Bình của tỉnh Hòa Bình.

- Vườn quốc gia Ba Vì là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục và nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Chính vì vậy, Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu đã thành một nơi nghỉ mát vùng núi cao lý tưởng của cả nước.

- Vườn quốc gia Ba Vì có giá trị cao về đa dạng sinh học:

+  Vườn quốc gia Ba Vì cới 3 kiểu rừng: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp.

+ Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 1209 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh, Thông tre, Sến mật, giổi lá bạc, quyết thân gỗ, bát giác liên,…. Ở Vườn quốc gia cũng đã thống kê được 503 loài cây thuốc.

+ Hệ động vật ở vườn quốc gia Ba Vì cũng rất đa dạng, với: 342 loài, trong đó có 3 loài đặc hữu và 66 loài quý hiếm. 

Xem thêm các bài giải SGK Địa Lí lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 11: Phạm vi biển đông. vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Bài 12: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 10: Sinh vật Việt Nam

1. Sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam

- Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng ở thành phần loài, gen di truyền và kiểu hệ sinh thái.

+ Việt Nam là 1 trong 16 quốc gia đa dạng sinh học nhất thế giới, có hơn 50,000 loài đã được xác định, nhiều loài quý hiếm.

+ Số lượng cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 10 (Kết nối tri thức): Sinh vật Việt Nam (ảnh 1)

- Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái Các hệ sinh thái ở Việt Nam rất đa dạng, bao gồm hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, dưới nước và nhân tạo.

Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn bao gồm nhiều kiểu rừng khác nhau như rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, rừng trảng cỏ cây bụi, rừng cận nhiệt, và rừng ôn đới núi cao,...

Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước bao gồm hệ sinh thái nước mặn và nước ngọt:

+ Hệ sinh thái nước mặn gồm rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, đầm phá ven biển và hệ sinh thái biển theo độ sâu.

+ Hệ sinh thái nước ngọt ở sông, suối, hồ, ao, đầm.

+ Hệ sinh thái nhân tạo bao gồm đồng ruộng, vùng chuyên canh, nuôi trồng thuỷ sản, rừng trồng.

2. Tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

- Tình trạng suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta: 

+ Số lượng cá thể và loài sinh vật đang suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài cây gỗ quý và động vật hoang dã quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. 

+ Các hệ sinh thái cũng bị phá hoại, đặc biệt là các hệ rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn và biển. Việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề cấp thiết ở nước ta.

+ Suy giảm nguồn gen: Suy giảm số lượng cá thể và loài sinh vật làm suy giảm nguồn gen.

- Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: tự nhiên và hoạt động của con người.

+ Tự nhiên: Biến đổi khí hậu gây bão, lũ, hạn hán, cháy rừng,... làm suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là ở các hệ sinh thái rừng và ven biển.

+ Hoạt động con người: khai thác lâm sản, đốt rừng, du canh, sử dụng động – thực vật hoang dã, đánh bắt thuỷ sản quá mức, ô nhiễm môi trường, sự xâm nhập của các loài ngoại lai,...

- Các biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam gồm:

+ Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia để bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái tự nhiên, rừng nguyên sinh, động và thực vật quý hiếm.

+ Tăng trồng rừng, bảo vệ rừng tự nhiên và ngăn chặn nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép, khai thác và đánh bất thuỷ sản quá mức.

+ Xử lý chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh vật.

+ Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ đa dạng sinh học.

Đánh giá

0

0 đánh giá