Nêu những nét chính về tình hình chính trị Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

1.6 K

Với giải Câu hỏi trang 21 Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Video bài giải Lịch sử lớp 8 Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 21 Lịch Sử 8: Nêu những nét chính về tình hình chính trị Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

Trả lời:

- Trong quá trình đô hộ Đông Nam Á. Các nước thực dân phương Tây đã thi hành nhiều chính sách cai trị thâm độc trên lĩnh vực chính trị, như:

+ “Chia để trị” (chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính với những chính sách cai trị khác nhau)

+ Mua chuộc, khống chế bộ phận phong kiến đầu hàng.

+ Cử quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và người bản xứ chỉ nắm quyền cai quản ở địa phương.

- Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã đưa đến nhiều chuyển biến ở Đông Nam Á, như:

Ở các quốc gia, triều đình phong kiến đã đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.

+ Sự chia rẽ dân tộc, tôn giáo trong nội bộ từng nước và tạo nên khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.

 Lý thuyết Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

a) Tình hình chính trị

- Chính quyền thực dân chia thuộc địa thành các đơn vị hành chính, tạo chia rẽ dân tộc và tạo khoảng cách giữa các quốc gia.

- Triều đình phong kiến đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.

- Quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và cử người bản xứ cai quản ở địa phương.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX (ảnh 1)b) Tình hình kinh tế

- Chính quyền thực dân thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất.

- Nhiều đồn điền thực dân xuất hiện ở Đông Nam Á.

- Các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng được chú trọng đầu tư.

- Hoạt động khai thác khoáng sản được đẩy mạnh.

- Xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ, bến cảng để phục vụ khai thác thuộc địa.

c) Tình hình xã hội, văn hóa

- Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á phá vỡ trật tự xã hội truyền thống và áp đặt nền thống trị mới mang đậm màu sắc kì thị "ngu dân chủng tộc".

- Xã hội phân hoá với sự xuất hiện của tầng lớp mới như tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản và công nhân.

- Văn hoá phương Tây du nhập vào Đông Nam Á với công trình kiến trúc, nghệ thuật và truyền bá tôn giáo, luật pháp, giáo dục để phục vụ nền cai trị của thực dân.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá