Với giải Câu hỏi trang 83 Lịch sử lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX
Câu hỏi trang 83 Lịch Sử 8: Khai thác thông tin và các hình từ 17.1 đến 17.4:
- Nêu những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.
Lời giải:
- Về chính trị:người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.
- Về kinh tế:
+Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các đô thị có sự cải thiện. Nhiều bến cảng, nhà ga cùng các tuyến giao thông, các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp được xây dựng. Các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cũng dần xuất hiện, đặc biệt là ở Nam Kì.
+ Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước Pháp.
- Về văn hóa:văn hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại với nền văn hóa truyền thống.
- Về xã hội:
+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:
▪ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành đại địa chủ, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ. Đại địa chủ trở nên giàu có trở thành tay sai của Pháp; địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần đấu tranh chống Pháp.
▪ Nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân.
▪ Một bộ phận trí thức Nho học có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng....
+ Xuất hiện các tầng lớp xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…
=> Kết luận: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tình hình Việt Nam có nhiều biến đổi. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Lý thuyết Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam
- Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy cai trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa.
- Thực dân Pháp đã bỏ vốn đầu tư ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khai mỏ (than), giao thông vận tải và nông nghiệp.
+ Về chính trị: Người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.
+ Về kinh tế: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam.
=> Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.
+ Về văn hoá – xã hội: văn hoá phương Tây từng bước được du nhập vào Việt Nam, tồn tại cùng với nền văn hoá truyền thống. Một bộ phận trí thức Nho học đã có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,...
* Tác động:
- Cơ cấu xã hội Việt Nam bắt đầu thay đổi và bị phân hoá
+ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hoá thành địa chủ lớn, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ
+ Nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân;
+ Tầng lớp xã hội mới (tiểu tư sản, học sinh, sinh viên) xuất hiện
+ Giai cấp công nhân ra đời, số lượng ngày càng tăng, tập trung nhiều trong các cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp.
=> Sự xuất hiện phong trào yêu nước mang tính chất tư sản diễn ra khá rầm rộ ở Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm đầu thế kỉ XX.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 83 Lịch Sử 8: Khai thác thông tin và các hình từ 17.1 đến 17.4:...
Câu hỏi trang 83 Lịch Sử 8: Khai thác thông tin và các hình từ 17.1 đến 17.4:...
Xem thêm lời giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: