Giáo án Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (Cánh diều 2024) | Giáo án Ngữ văn 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 8 Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

Nói và nghe

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS biết trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS rèn luyện ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS: Trong cuộc sống, em có gặp phải những vấn đề, hiện tượng cuộc sống và muốn phản ánh lại cho mọi người không? Em tự thấy mình trình bày vấn đề đó đã thuyết phục và hấp dẫn người nghe chưa?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học về bài Nói và nghe – Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Định hướng

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu rõ yêu cầu: HS cần nắm được dạng bài: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là gì? Từ đó, đưa ra những yêu cầu cần đạt khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

+ Các nhóm luyện nói.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

1. Tìm hiểu chung

a. Khái niệm

- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội.

- Vấn đề có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực, tiêu cực hoặc vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống.

b. Yêu cầu cần chú ý khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Bối cảnh trình bày: không gian, thời gian.

- Xác định vấn đề trình bày: đề tài.

- Đối tượng người nghe: thầy cô, bạn bè, người thân trong gia đình,…

- Mục đích: nêu ý kiến, thuyết phục người nghe.

- Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu, màn hình, tranh, ảnh, video clip, sơ đồ,…

- Nội dung:

+ Mở đầu: nêu vấn đề và lí do chọn vấn đề.

+ Nội dung chính:

·    Trình tự các luận điểm

·    Lí lẽ tương ứng với từng luận điểm

·    Bằng chứng tương ứng với từng luận điểm

+ Kết thúc:

·    Khái quát ý nghĩa vấn đề đã trình bày

·    Một số đề xuất, kiến nghị (nếu có)

- Cách thức và thái độ khi nói: hướng về người nghe; kết hợp lời nói và cử chỉ, động tác,…; giọng điệu và âm lượng phù hợp.

 

Hoạt động 2: Thực hành

a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc đề, GV có thể chia lớp thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Đề số 1.

+ Nhóm 2: Đề số 2.

- GV yêu cầu HS bổ sung các từ, câu dẫn dắt, kết nối các phần. Chú ý giọng điệu khi kể.

- GV hướng dẫn HS đọc kĩ các bước trong SGK và chuẩn bị nội dung bài thuyết trình

- GV tổ chức trò chơi “Nhà thuyết trình tài ba”. Các nhóm lần lượt trình bày theo dàn ý đã chuẩn bị và đưa ra lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

2. Thực hành

Bài tập:

(1) Trình bày ý kiến của em về hiện tượng “Hay đổ lỗi cho người khác”.

(2) Suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi đọc truyện “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam).

a. Chuẩn bị

-  Với riêng đề (2), xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Gió lạnh đầu mùa.

- HS xác định đối tượng người nghe, bối cảnh trình bày để chuẩn bị nội dung phù hợp.

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý dựa vào các câu hỏi đã có trong SGK.

- Lập dàn ý dựa vào các ý đã tìm được trên.

c. Nói và nghe

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 8 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội

Giáo án Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Giáo án Nắng mới

Giáo án Nếu mai em về Chiêm Hóa

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 46

Để mua Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá