Hãy thu thập thông tin về chế độ pháp lí các vùng biển nước ta theo Luật biển năm 1982

676

Với giải Vận dụng 3 trang 147 Địa lí lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam

Vận dụng 3 trang 147 Địa Lí 8Hãy thu thập thông tin về chế độ pháp lí các vùng biển nước ta theo Luật biển năm 1982.

Trả lời:

(*) Thông tin tham khảo: chế độ pháp lí các vùng biển nước ta theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.

(*) Trình bày:

Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982, các quốc gia ven biển có 5 vùng biển (nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) với phạm vi, chế độ pháp lý khác nhau. Việt Nam là quốc gia ven biển và có đặc điểm địa lý phù hợp cho việc yêu sách cả 5 vùng biển nêu trên:

Tại vùng nội thủy: Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.

Tại vùng lãnh hải:

+ Lãnh hải của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam rộng 12 hải lý ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam.

+ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với Lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của Lãnh hải.

- Tại vùng tiếp giáp lãnh hải:

Vùng tiếp giáp Lãnh hải của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài Lãnh hải có chiều rộng là 12 hải lý hợp với Lãnh hải Việt Nam thành vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở để tính chiều rộng Lãnh hải Việt Nam.

+ Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong Vùng tiếp giáp Lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, các quyền và lợi ích về hải quan, thuế khóa; đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong Lãnh hải Việt Nam.

- Tại vùng đặc quyền kinh tế:

+ Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tiếp liền Lãnh hải Việt Nam và hợp với Lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng Lãnh hải Việt Nam.

+ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có quyền chủ quyền về việc: thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

+ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tại vùng Thềm lục địa:

+ Thềm lục địa của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài Lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng Lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.

+ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có quyền chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở Thềm lục địa Việt Nam, bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.

Bài tập vận dụng

Câu 1: Địa hình thềm lục địa có đặc điểm?

A. Có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền

B. Nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam

C. Hẹp và sâu ở miền Trung

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Giới hạn vùng thềm lục địa: Vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải nước ta, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên phần lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép rìa ngoài lục địa. Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền, địa hình nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

Câu 2: Đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc nối liền bao nhiêu điểm tọa độ?

A. 11

B. 12

C. 13

D. 14

Đáp án đúng: B

Giải thích: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam vào ngày 12/11/1982: đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc nối liền 12 điểm có toạ độ xác định rõ ràng.

Câu 3: Địa hình đảo có đặc điểm?

A. Hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,...

B. Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.

C. Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Đánh giá

0

0 đánh giá