Viết báo cáo ngắn mô tả đặc điểm của sông, hồ hoặc hồ, đầm ở nước ta mà em biết

2.9 K

Với giải Vận dụng 3 trang 123 Địa lí lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 8: Đặc điểm thủy sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 8: Đặc điểm thủy sản

Vận dụng 3 trang 123 Địa Lí 8Viết báo cáo ngắn mô tả đặc điểm của sông, hồ hoặc hồ, đầm ở nước ta mà em biết.

Trả lời:

(*) Lựa chọn: Mô tả đặc điểm của sông Hồng

(*) Trình bày:

- Tổng quan:

+ Sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Ngụy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sông Hồng chảy vào Việt Nam từ tỉnh Lào Cai, và chảy qua các tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và đổ ra Biển Đông.

+ Sông Hồng có tổng chiều dài dòng chính là 1126 km, trong đó, đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam có chiều dài khoảng 556 km.

- Đặc điểm chế độ nước:

+ Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn): Mùa lũ, bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa; lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm. Mùa cạn, bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

+ Khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

+ Các công trình thuỷ lợi trên sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

- Vai trò: sông Hồng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:

Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.

Bồi đắp phù sa cho đồng bằng sông Hồng, tạo nên vùng châu thổ màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhất là lúa nước.

Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô cho sản xuất, sinh hoạt.

Ngoài ra còn phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường sông.

Bài tập vận dụng

Câu 1: Tại sao chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa?

A. Trong năm có hai mùa khô và mưa

B. Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều

C. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn

D. Đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều

Đáp án đúng: A

Giải thích: Nhịp điệu hay tốc độ dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa: mùa mưa - mùa nước lũ, mùa khô - mùa nước cạn. Khí hậu nước ta có sự phân hóa mùa mưa - khô sâu sắc, đặc biệt ở khu vực Nam Bộ => Vậy nên chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa: Mùa khô và mùa mưa.

Câu 2: Diện tích lưu vực các sông lớn ở nước ta phần nhiều:

A. Dưới 10.000km2

B. Khoảng 10.000km2.

C. Trên 10.000km2.

D. Tất cả đều sai

Đáp án đúng: C

Câu 3: Nhận xét nào đúng về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ của hai lưu vực sông:

A. Chế độ mưa của khí hậu không có mối quan hệ nào với lưu lượng dòng chảy.

B. Chế độ mưa của khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ với lưu lượng nước sông. Mùa mưa trùng với mùa lũ của các hệ thống sông.

C. Chế độ mưa của khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ với lưu lượng nước sông. Mùa lũ chậm hơn so mùa mưa khoảng 1 tháng.

D. Chế độ mưa của khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ với lưu lượng nước sông. Mùa mưa trùng với mùa lũ của các hệ thống sông, đỉnh lũ trùng với đỉnh mưa.

Đáp án đúng: C

Đánh giá

0

0 đánh giá