Sách bài tập Địa lí 8 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm thủy sản

3 K

Với giải sách bài tập Địa lí 8 Bài 8: Đặc điểm thủy sản sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí 8 Bài 8: Đặc điểm thủy sản

Câu 1 trang 30 SBT Địa Lí 8: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. trang 30 SBT Địa Lí 8: Nước ta có ................ con sông dài trên 10 km.

A. 2 360    B. 3 260    C. 2 230    D. 3 230

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

2. trang 30 SBT Địa Lí 8: Dọc bờ biển nước ta, trung bình khoảng bao nhiêu km sẽ gặp một cửa sông?

A. 10.    B. 15.    C. 20.    D. 25.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

3. trang 30 SBT Địa Lí 8: Sông ngòi nước ta có tổng lưu lượng nước lớn, khoảng ................tỉ m3/năm

A. 809    B. 819    C. 829    D. 839

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

4. trang 30 SBT Địa Lí 8: Hệ thống sông nào chiếm tới 60,4% lưu lượng của cả nước?

A. Sông Hồng.      B. Sông Thu Bồn.

C. Sông Đồng Nai.    D. Sông Mê Công.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

5. trang 30 SBT Địa Lí 8: Tổng lượng phù sa của sông ngòi nước ta khoảng……………. triệu tấn/năm.

A. 100    B. 150    C. 200    D. 250

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

6. trang 30 SBT Địa Lí 8: Sông nào chảy theo hướng vòng cung?

A. Sông Hồng.   B. Sông Lô.   C. Sông Mã.   D. Sông Tiền.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

7. trang 30 SBT Địa Lí 8: Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi ở Việt Nam chủ yếu từ

A. nước mưa.    B. băng tuyết tan.

C. hồ.       D. nước mưa, băng tuyết tan.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

8. trang 30 SBT Địa Lí 8: Mùa cạn của sông ngòi thường chiếm……………….. tổng lượng nước cả năm.

A. 10-20%     B. 20-30%

C. 30-40%     D. 40-50%

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

9. trang 30 SBT Địa Lí 8: Ý nào sau đây không đúng về chế độ nước của sông ngòi nước ta?

A. Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa.

B. Mùa lũ có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.

C. Vào mùa cạn, một số sông ở Nam Trung Bộ có mực nước rất thấp.

D. Mùa lũ thường kéo dài hơn mùa cạn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

10. trang 30 SBT Địa Lí 8: Nước ta có bao nhiêu hệ thống sông lớn với diện tích lưu vực trên 10 000 km2?

A.7.    B. 8.    C. 9.    D. 10.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

11. trang 30 SBT Địa Lí 8: Chiều dài của sông Hồng chảy trên lãnh thổ nước ta là

A. 556 km.    B. 655 km.    C. 657 km.    D. 756 km.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

12. trang 30 SBT Địa Lí 8: Sông Hồng đồ ra vịnh Bắc Bộ qua cửa chính nào?

A. Ba Lạt.    B. Trà Lý.    C. Lạch Giang.    D. Đáy.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

13. trang 30 SBT Địa Lí 8: Sông Thu Bồn bắt nguồn từ vùng núi

A. Hoàng Liên Sơn.    B. Trường Sơn Bắc.

C. Trường Sơn Nam.    D. Bạch Mã.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

14. trang 30 SBT Địa Lí 8: Sông Cửu Long (Mê Công) bắt nguồn từ cao nguyên nào?

A. Quý Châu (Trung Quốc).    B. Tây Tạng (Trung Quốc).

C. Mộc Châu (Việt Nam).      D. Lâm Viên (Việt Nam).

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

15. trang 30 SBT Địa Lí 8: Chiều dài trung bình của sông Cửu Long chảy vào lãnh thổ nước ta là

A. 300 km.   B. 230 km.   C. 250 km.   D. 350 km.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

16. trang 30 SBT Địa Lí 8: Hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam là

A. hồ Gươm.     B. hồ Ba Bể.

C. hồ Thác Bà.    D. hồ Tuyền Lâm.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

17. trang 30 SBT Địa Lí 8: Hồ nào chứa nước cho công trình thuỷ điện lớn thứ hai ở nước ta?

A. Hồ Lắk.      B. Hồ Ba Bể.

C. Hồ Thác Bà.    D. Hồ Hoà Bình.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

18. trang 30 SBT Địa Lí 8: Hồ nhân tạo nào nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước?

A. Hồ Xuân Hương.    B. Hồ Hoà Bình.

C. Hồ Dầu Tiếng.     D. Hồ Thác Bà.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

19. trang 30 SBT Địa Lí 8: Ý nào sau đây không đúng về hồ, đầm?

A. Giúp điều hoà khí hậu địa phương.

B. Cung cấp nước sinh hoạt cho con người.

C. Là nơi có thể nuôi trồng thuỷ sản.

D. Ngăn nước của các dòng chảy.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 30 SBT Địa Lí 8: Nước ngầm ở nước ta phong phú, phân bố chủ yếu ở

A. vùng núi, cao nguyên.      B. vùng cao nguyên, thung lũng.

C. vùng đồng bằng, ven biển.    D. vùng núi, đồng bằng.

Trả lời:

Đáp án C

Câu 3 trang 30 SBT Địa Lí 8: Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng.

STT

Đặc điểm sông ngòi nước ta

Đúng

Sai

1

Nước ta có 3 260 con sông dài trên 10 km.

   

2

Ở đồng bằng, mật độ sông ngòi thấp hơn ở miền núi.

   

3

Tổng lượng phù sa của sông ngòi nước ta khoảng 200 triệu tấn/năm.

   

4

Lưu lượng nước phân bố không đều giữa các sông.

   

5

Sông Kỳ Cùng chảy theo hướng đông – tây.

   

6

Hầu hết sông ngòi nước ta đổ ra Biển Đông.

   

7

Mùa lũ tương ứng với mùa khô, mùa cạn tương ứng với mùa mưa.

   

8

Vào mùa lũ, mực nước sông ngòi ở đồng bằng dâng nhanh và cao.

   

9

Vào mùa cạn, sông ngòi ở Nam Trung Bộ có mực nước xuống rất thấp.

   
 

Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi ở nước ta chủ yếu là nước mưa.

   
 

Mùa cạn của sông ngòi nước ta thường kéo dài trung bình 7 – 8 tháng.

   

Trả lời:

STT

Đặc điểm sông ngòi nước ta

Đúng

Sai

1

Nước ta có 3 260 con sông dài trên 10 km.

X

 

2

Ở đồng bằng, mật độ sông ngòi thấp hơn ở miền núi.

 

X

3

Tổng lượng phù sa của sông ngòi nước ta khoảng 200 triệu tấn/năm.

X

 

4

Lưu lượng nước phân bố không đều giữa các sông.

X

 

5

Sông Kỳ Cùng chảy theo hướng đông – tây.

 

X

6

Hầu hết sông ngòi nước ta đổ ra Biển Đông.

X

 

7

Mùa lũ tương ứng với mùa khô, mùa cạn tương ứng với mùa mưa.

 

X

8

Vào mùa lũ, mực nước sông ngòi ở đồng bằng dâng nhanh và cao.

X

 

9

Vào mùa cạn, sông ngòi ở Nam Trung Bộ có mực nước xuống rất thấp.

X

 
 

Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi ở nước ta chủ yếu là nước mưa.

X

 
 

Mùa cạn của sông ngòi nước ta thường kéo dài trung bình 7 – 8 tháng.

 

X

 

Câu 4 trang 32 SBT Địa Lí 8: Hãy hoàn thành sơ đồ dưới đây.

ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM

Mạng lưới dày đặc

     
  ................................ ................................... .................................

Trả lời:

ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM

Mạng lưới dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước

Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa

Phần lớn sông ngòi chảy theo hai hướng chính

Chế độ dòng chảy theo hai mùa rõ rệt

- Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km.

- Mật độ trung bình mạng lưới sông khoảng 0,66 km/km2, ở đồng bằng mật độ có thể cao hơn, từ 2 - 4 km/km2.

- Dọc bờ biển nước ta, cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông.

- Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông. Trong đó, hệ thống sông Mê Công chiếm tới 60,4% lưu lượng của cả nước.

- Sông ngòi còn mang theo một lượng phù sa rất lớn với tổng lượng khoảng 200 triệu tấn/năm, trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm tới 60% tổng lượng phù sa của sông ngòi cả nước.

- Sông ngòi chủ yếu chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (ví dụ: sông Hồng, sông Mã, sông Tiền,..) và vòng cung (ví dụ: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu,..).

- Ngoài ra, một số sông chảy theo hướng khác như đông nam - tây bắc (ví dụ: sông Kỳ Cùng), đông - tây (ví dụ: sông Srêpôk, sông Sê San,..).

- Hầu hết các sông của nước ta đều đổ ra Biển Đông.

+ Chế độ dòng chảy sông ngòi phụ thuộc vào chế độ mưa, với hai mùa rõ rệt là mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.

+ Nguyên nhân: do nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là nước mưa.

 

Câu 5 trang 33 SBT Địa Lí 8: Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp.

Cột A

Cột B

1. Hệ thống sông Hồng

a. Chiều dài ở lãnh thổ nước ta là 556 km, có hơn 600 phụ lưu.

 

b. Mùa lũ thường kéo dài 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12.

2. Hệ thống sông Thu Bồn

c. Chiều dài ở lãnh thổ nước ta là 230 km, có hơn 280 phụ lưu.

 

d. Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 7 đến tháng 11.

3. Hệ thống sông Cửu Long

e. Chiều dài ở lãnh thổ nước ta là 205 km, có khoảng 80 phụ lưu.

 

g. Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10.

Trả lời:

1 – a, g

2 – e, b

3 – c, d

Câu 6 trang 33 SBT Địa Lí 8: Hãy sưu tầm một hình ảnh về hồ, đầm ở nước ta mà em thích. Dán hình ảnh và ghi thông tin cho hình ảnh mà em vừa sưu tầm vào bảng gợi ý dưới đây.

Hình ảnh hồ, đầm

Thông tin

 

- Tên gọi hồ, đầm:

- Vị trí:

- Vai trò:

- Biện pháp bảo vệ hồ, đầm:

Trả lời:

Hãy sưu tầm một hình ảnh về hồ, đầm ở nước ta

Hồ Dầu Tiếng là một hồ nước nhân tạo nằm trên địa bàn 3 tỉnh gồm Tây Ninh, Bình DươngBình Phước thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Hồ được hình thành do chặn dòng thượng nguồn sông Sài Gòn, là hồ thủy lợi lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á.

Hồ Dầu Tiếng được đưa vào khai thác, sử dụng năm 1984, có nhiệm vụ đa mục tiêu là cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An, TP Hồ Chí Minh; cắt giảm lũ, đẩy mặn cho vùng hạ du sông Sài Gòn.

Theo Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, chất lượng nước lòng hồ Dầu Tiếng đang ngày càng xấu do bị chất thải từ các nhà máy sơ chế mủ cao su, cơ sở chăn nuôi thải vào lòng hồ. Tuy nhiên, đơn vị quản lý hồ không có chức năng xử phạt, chế tài, và đã nhiều lần gửi văn bản cho các địa phương có liên quan đề nghị xử lý nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Trước thực trạng trên, chúng tôi kiến nghị các nhà nghiên cứu cần có những khảo sát khoa học sâu hơn để đánh giá đầy đủ những nguy cơ gây ô nhiễm và tác động dòng chảy của hồ Dầu Tiếng. Kết quả khảo sát đó sẽ là cơ sở để đơn vị quản lý hồ đưa ra các kiến nghị đề xuất cụ thể với các cơ quan quản lý địa phương nhằm phối hợp quản lý và khai thác tiềm năng hồ Dầu Tiếng ngày càng tốt hơn.

Câu 7 trang 34 SBT Địa Lí 8: Đọc đoạn thông tin và thực hiện các yêu cầu.

Suối khoảng nóng Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Suối nằm giữa khu rừng nguyên sinh quốc gia Bình Châu – Phước Bửu có diện tích 7 ha và được người Pháp phát hiện ra từ năm 1905. Tháng 8 – 2003, suối nước nóng Bình Châu đã được tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) bình chọn là một trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn cầu. Suối có hơn 70 điểm phun nước lộ thiên, có nhiệt độ từ 37°C đến 82°C, rất tốt cho sức khoẻ và chữa bệnh. Đây là điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam nước ta.

1. Hãy cho biết vị trí của suối khoáng nóng Bình Châu.

2. Suối khoáng nóng Bình Châu có những điểm đặc biệt gì thu hút khách du lịch?

3. Hãy sưu tầm một số thông tin về một vài suối nước khoáng khác ở nước ta và chia sẻ với các bạn.

Trả lời:

1: Suối khoảng nóng Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

2. Suối có hơn 70 điểm phun nước lộ thiên, có nhiệt độ từ 37°C đến 82°C, rất tốt cho sức khoẻ và chữa bệnh. Đây là điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam nước ta.

3. Một số suối khoáng nóng ở nước ta

Được xây dựng vào năm 2012, công viên suối khoáng nóng núi Thần Tài tại Đà Nẵng luôn là điểm đến thu hút nhiều du khách. Đây là khu tổ hợp các hoạt động vui chơi giải trí độc đáo và thú vị như hồ bơi nhân tạo, khu vui chơi của trẻ em, trải nghiệm đắm mình vào các bồn tắm khoáng đầy ắp các dưỡng chất từ thiên nhiên và nhiều hơn thế nữa. Đặc biệt hơn cả là bồn tắm bùn núi Thần Tài Đà Nẵng với các khoáng chất 100% thiên nhiên, nổi tiếng bởi độ “lành” và các công dụng hữu ích cho sức khoẻ.

Không quá lời nếu ví công viên suối khoáng nóng Thần Tài như “viên trân châu giải trí” giữa lòng thiên nhiên trù phú, dù tích hợp nhiều tiện ích hiện đại nhưng không làm biến đổi “huyết mạch” năng lượng dồi dào từ thiên nhiên. Đây là gợi ý du lịch Đà Nẵng tuyệt vời dành cho người yêu thích kiểu tham quan kết hợp “wellness” hay #teamKlook vi vu cùng gia đình có người lớn tuổi.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 8: Đặc điểm thủy văn

1. Đặc điểm sông ngòi

a) Mạng lưới sông ngòi dày đặc

- Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. 

- Nước ta có 2 360 con sông dài trên 10 km. 

- Mật độ trung bình mạng lưới sông khoảng 0,66 km/km2

b) Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa

- Tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm)

- Phân bố không đều giữa các hệ thống sông.

c) Phần lớn sông ngòi chảy theo hai hướng chính

- Ở Việt Nam, sông ngòi chủ yếu chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam (sông Hồng, sông Mã, sông Tiền,..) và vòng cung (sông Lô, sông Gâm, sông Cầu,..). 

- Ngoài ra, một số sông chảy theo hướng khác như đông nam – tây bắc (sông Kỳ Cùng), đông – tây (sông Srêpôk, sông Sê San,..). 

- Hầu hết các sông của nước ta đều đổ ra Biển Đông.

d) Chế độ dòng chảy theo hai mùa rõ rệt

Chế độ dòng chảy sông ngòi của nước ta phụ thuộc vào chế độ mưa, với hai mùa rõ rệt là mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.

+ Mùa lũ kéo dài 4 – 5 tháng, chiếm 70 – 80% tổng lượng nước cả năm, có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam. 

+ Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ, trung bình 7 – 8 tháng, chiếm 20 – 30% tổng lượng nước cả năm.

2. Một số hệ thống sông lớn ở nước ta

a) Hệ thống sông Hồng

- Sông Hồng có tổng chiều dài của dòng chính là 1 126 km

- Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu. 

- Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác. 

- Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm. 

- Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

b) Hệ thống sông Thu Bồn

- Sông Thu Bồn dài 205 km, bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam. 

- Hệ thống sông có khoảng 80 phụ lưu

- Sông Thu Bồn đổ ra biển ở cửa Đại và các chi lưu khác. 

- Mùa lũ chính từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 65% lượng nước cả năm.

c) Hệ thống sông Cửu Long

- Sông Cửu Long (sông Mê Công) có chiều dài dòng chính là 4 300 km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), chảy tới Phnôm Pênh chia thành ba nhánh: 

+ Một nhánh chảy vào hồ Tông-lê Sáp (Cam-pu-chia)

+ Hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam với chiều dài trung bình là 230 km. 

- Hệ thống sông có nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có hơn 280 phụ lưu. 

- Mùa lũ sông Cửu Long kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm thủy văn (ảnh 1)

3. Vai trò của hồ, đầm và nước ngầm 

a) Vai trò của hồ, đầm

- Đối với sản xuất: 

+ Nuôi trồng thuỷ sản, thu hút khách du lịch,..

+ Các hồ nước ngọt cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, hoạt động công nghiệp, phát triển thuỷ điện

+ Đóng vai trò điều tiết nước của các dòng chảy.

- Đối với sinh hoạt: 

+ Cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt của con người

+ Đảm bảo sinh kế cho người dân,...

+ Có ý nghĩa đối với bảo vệ môi trường: giúp điều hoà khí hậu địa phương, là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học,...

b) Vai trò của nước ngầm

- Đối với sản xuất: 

+ Cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp

+ Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh,...

- Đối với sinh hoạt: 

+ Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt.

+ Có giá trị đối với sức khỏe của người dân.

Đánh giá

0

0 đánh giá