Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho ví dụ về ảnh hưởng của địa hình nước ta đối với khí hậu và sinh vật hoặc đối với sông ngòi và đất

5.8 K

Với giải Câu hỏi trang 106 Địa lí lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

Video bài giải Địa Lí lớp 8 Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 106 Địa Lí 8Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho ví dụ về ảnh hưởng của địa hình nước ta đối với khí hậu và sinh vật hoặc đối với sông ngòi và đất

Trả lời:

- Ví dụ 1 (Ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu và sinh vật):Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:

+ Ở sườn đón gió: mưa nhiều, sinh vật phát triển;

+ Ở sườn khuất gió: mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.

- Ví dụ 2 (Ảnh hưởng của địa hình đối với sông ngòi): ở khu vực miền Trung, do địa hình núi cao ăn lan sát ra biển nên sông ngòi chủ yếu có địa hình ngắn và dốc, với hướng chảy tây bắc - đông nam.

- Ví dụ 3 (Ảnh hưởng của địa hình đối với đất): đất phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung; đất feralit phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi.

Lý thuyết Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên

a) Đối với khí hậu và sinh vật

- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp. 

- Ở những khu vực địa hình cao, khí hậu và sinh vật có sự phân hoá rõ nét. 

- Có thể phân chia thành 3 vòng đai tự nhiên theo độ cao như sau:

+ Đại nhiệt đới gió mùa: ở độ cao dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1000 m (miền Nam).

+ Đại cận nhiệt đới gió mùa trên núi: lên đến độ cao 2.600 m.

+ Đại ôn đới gió mùa trên núi: ở độ cao trên 2 600 m (chỉ có ở miền Bắc).

- Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

b) Đối với sông ngòi và đất

- Đối với sông ngòi:

+ Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi.

+ Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy.

- Đối với đất:

+ Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. 

+ Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. 

+ Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần.

Đánh giá

0

0 đánh giá