Hãy hoàn thành thông tin về các khu vực địa hình đồi núi theo địa hình đồi núi theo bảng gợi ý dưới đây

1.9 K

Với giải Luyện tập 1 trang 105 Địa lí lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Đặc điểm địa hình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình

Video bài giải Địa Lí lớp 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình  - Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 105 Địa Lí 8Hãy hoàn thành thông tin về các khu vực địa hình đồi núi theo địa hình đồi núi theo bảng gợi ý dưới đây:

Khu vực

Phạm vi

Đặc điểm hình thái

Tây Bắc

   

Đông Bắc

   

Trường Sơn Bắc

   

Trường Sơn Nam

   

Trả lời:

Khu vực

Phạm vi

Đặc điểm hình thái

Tây Bắc

Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.

- Địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc - đông nam.

- Có các dãy núi thấp, sơn nguyên, cao nguyên đá vôi và các cánh đồng thung lũng,...

Đông Bắc

Tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc.

- Chủ yếu là đồi núi thấp.

- Có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo.

- Có địa hình cac-xtơ.

Trường Sơn Bắc

Phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

- Là vùng núi thấp.

- Hướng tây bắc - đông nam.

- Gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.

Trường Sơn Nam

Phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.

- Gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.

Bài tập vận dụng

Câu 1: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi:

A. Không được bồi đắp phù sa hàng năm.

B. Có nhiều ô trũng ngập nước

C. Được canh tác nhiều nhất.

D. Thường xuyên được bồi đắp phù sa.

Đáp án đúng: D

Giải thích: Bởi có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên tại khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ có vùng ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp.

Câu 2: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?

A. Là đồng bằng châu thổ.

B. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.

C. Trên bề mặt có nhiều đê ven sông.

D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

Đáp án đúng: C

Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ sông có diện tích khoảng 40 000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp hằng năm. Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có một số vùng trũng lớn: Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh,...

Câu 3: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ?

A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.

D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Đáp án đúng: C

Đánh giá

0

0 đánh giá