Đọc thông tin và quan sát hình 2.1, hãy phân tích những thuận lợi, khó khăn

434

Với giải Câu hỏi trang 159 Lịch Sử & Địa Lí lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử & Địa Líí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử & Địa lí lớp 8 Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Câu hỏi trang 159 Lịch Sử và Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình 2.1, hãy phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.

 

Đọc thông tin và quan sát hình 2.1, hãy phân tích những thuận lợi, khó khăn

Trả lời:

- Thuận lợi đối với phát triển kinh tế: Vùng biển đảo nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển,....

+ Giao thông vận tải biển: Vùng biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới, có nhiều cảng nước sâu, lại nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương là điều kiện thuận lợi để các phương tiện vận tải và giao thông đường biển hoạt động quanh năm.

+ Du lịch biển: Các bãi biển đẹp, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở ven biển, trên các đảo,... kết hợp với khí hậu thuận lợi, nước biển ấm là điều kiện để Việt Nam phát triển nhiều loại hình du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch biển đặc sắc, độc đáo; góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác khoáng sản: Vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản phong phú đã tạo nguồn lợi lớn cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu mỏ, khí đốt, cát,... Từ đó, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thực phẩm hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước.

+ Phát triển nghề muối: Nước biển có độ muối cao, biển nhiệt đới ấm quanh năm và nhiều ánh sáng thích hợp để phát triển nghề làm muối ở một số vùng dọc bờ biển Việt Nam, đặc biệt là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khó khăn đối với phát triển kinh tế

+ Vùng biển đảo Việt Nam có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới có sức tàn phá lớn gây nhiều thiệt hại cho việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông và du lịch biển.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt nguồn tài nguyên biển cũng gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Lý thuyết Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

1. Đối với phát triển kinh tế

a) Thuận lợi

- Vùng biển đảo Việt Nam có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế biển như giao thông vận tải, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, du lịch, và phát triển nghề muối.

- Giao thông vận tải biển: Vùng biển Việt Nam có nhiều cảng nước sâu, nằm trên con đường hàng hải quan trọng, thuận lợi cho các phương tiện vận tải và giao thông đường biển hoạt động quanh năm.

- Du lịch biển: Vùng biển Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch biển đặc sắc, độc đáo, góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Lý thuyết Địa lí 8 Chủ đề chung 2 (Cánh diều): Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (ảnh 1)

- Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác khoáng sản: Vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản phong phú đã tạo nguồn lợi lớn cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, cát,... Từ đó, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thực phẩm hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước.

- Phát triển nghề muối: Vùng biển Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề muối, đặc biệt là ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Lý thuyết Địa lí 8 Chủ đề chung 2 (Cánh diều): Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (ảnh 1)

b) Khó khăn

- Thiên tai: Vùng biển đảo Việt Nam thường xuyên gặp bão, áp thấp nhiệt đới gây thiệt hại cho đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông và du lịch biển.

- Ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt tài nguyên biển: Đây là những trở ngại lớn cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế – xã hội bền vững của vùng biển đảo Việt Nam.

2. Đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông 

a) Thuận lợi 

- Việt Nam kí kết phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để khẳng định chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.

- Việt Nam ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012 để sử dụng, quản lí, bảo vệ biển, đảo và phát triển kinh tế biển; tăng cường hợp tác quốc tế và trong khu vực.

- Việt Nam tham gia xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), ký kết nhiều hiệp định phân định biên giới trên biển để xây dựng khu vực Biển Đông hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển.

- Môi trường và tài nguyên biển đảo của Việt Nam là cơ sở cho phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông.

- Khu vực Đông Nam Á ổn định chính trị và an ninh tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

b) Khó khăn

- Biển Đông có liên quan tới nhiều quốc gia, vẫn tồn tại vấn đề vi phạm chủ quyền và tranh chấp.

- Khai thác hải sản trái phép, hàng lậu, ô nhiễm môi trường gây suy giảm đa dạng sinh học.

- Môi trường sống trên các đảo khắc nghiệt, thiên tai và thời tiết xấu gây trở ngại cho phát triển kinh tế biển.

IV. Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam

- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam diễn ra từ sớm và liên tục cho đến ngày nay.

- Các chúa Nguyễn đã thành lập đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải để thực thi chủ quyền tại quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa từ thế kỉ XVII.

- Thời Tây Sơn và đội Hoàng Sa tiếp tục khảo sát và khai thác sản vật biển.

- Dưới triều Nguyễn, các hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được tiếp tục thực hiện.

- Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Hiệp định Ê-ly-dê ngày 8-3-1949, Pháp bắt đầu chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam.

- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), Việt Nam Cộng hoà đã tiếp quản và khẳng định lại chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Tháng 1-1974, quân đội Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa đang thuộc sự quản lí của Việt Nam Cộng hoà.

- Từ sau năm 1975, Việt Nam tiếp tục thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Đánh giá

0

0 đánh giá