Với giải sách bài tập Lịch Sử & Địa Lí 8 Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử & Địa Lí 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch Sử & Địa Lí 8 Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
A. Biển Đông. |
B. Vịnh Thái Lan. |
C. Vịnh Bắc Bộ. |
D. Đảo Lý Sơn. |
E. Đảo Cồn Cỏ. |
G. Đảo Phú Quý. |
H. Đảo Phú Quốc. |
I. Quần đảo Côn Sơn. |
K. Quần đảo Nam Du. |
L. Đảo Bạch Long Vĩ. |
M. Quần đảo Hoàng Sa |
N. Quần đảo Trường Sa |
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 - A |
2-C |
3-B |
4-E |
5-D |
6-G |
7-H |
8-M |
9-N |
10-K |
11 - I |
12 - L |
Câu 2 trang 86 SBT Địa Lí 8: Vùng biển nào của nước ta tập trung nhiều đảo và quần đảo gần bờ nhất?
A. Vùng biển đông bắc.
B. Vùng biển tây nam.
C. Vùng ven biển Nam Trung Bộ.
D. Vùng ven biển Bắc Trung Bộ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Vùng biển đông bắc của nước ta tập trung nhiều đảo và quần đảo gần bờ nhất
Câu 3 trang 86 SBT Địa Lí 8: Môi trường biển đảo Việt Nam có đặc điểm đặc trưng nào sau đây?
A. Sinh vật suy thoái và nước biển ô nhiễm.
B. Nước biển sạch và không khí trong lành.
C. Nhiệt độ và độ ẩm không khí nhiều biến động.
D. Các chỉ số về chất lượng môi trường vượt giới hạn cho phép.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Môi trường biển đảo Việt Nam có đặc điểm đặc trưng là: nước biển sạch và không khí trong lành.
Các ngành kinh tế biển |
Thuận lợi |
Khó khăn |
Giao thông vận tải |
|
|
Du lịch biển |
|
|
Khai thác, nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản |
|
|
Phát triển nghề làm muối |
|
|
Lời giải:
Các ngành kinh tế biển |
Thuận lợi |
Khó khăn |
Giao thông vận tải |
- Vùng biển rộng, bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, đầm, phá,... Nước biển ấm, nhiều vịnh nước sâu. - Vùng biển nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. |
- Có nhiều thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới,... - Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. |
Du lịch biển |
- Có nhiều bãi biển đẹp, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở ven biển, trên các đảo,... - Nước biển ấm. |
|
Khai thác, nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản |
- Có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản phong phú. - Nhiều vũng vịnh, rừng ngập mặn ven biển. |
|
Phát triển nghề làm muối |
- Nước biển có độ muối cao, số giờ nắng nhiều. |
Lời giải:
- Thuận lợi:
+ Việt Nam đã kí kết phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.
+ Năm 2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển Việt Nam để phục vụ cho việc: sử dụng, quản lí, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế.
+ Việt Nam đã kí kết Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, tích cực tham gia xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
+ Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định, điều ước quốc tế với các nước hữu quan về phân định biên giới trên biển nhằm xây dựng khu vực Biển Đông hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển.
+ Môi trường và tài nguyên biển đảo nước ta rất phong phú, đa dạng đã thu hút nguồn nhân lực lớn tham gia phát triển kinh tế biển.
+ Đông Nam Á là khu vực hoà bình, ổn định về chính trị và an ninh đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.
- Khó khăn: Biển Đông là khu vực rộng lớn, có liên quan tới nhiều quốc gia. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số vấn đề vi phạm chủ quyền, tranh chấp chủ quyền giữa một số quốc gia trong khu vực.
Lời giải:
(*) Bài viết tham khảo:
Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo đã được cha ông ta nối tiếp nhau thực hiện qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là trách nhiệm lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao nhiêu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ vững biển trời, giữ màu xanh yêu thương của biển. Không chỉ là các chiến sỹ hải quân mà cả ngư dân, những con người lao động bình dị ấy cũng là những tấm gương sáng về tinh thần dân tộc. Họ đã dũng cảm vươn khơi bám biển, bám trụ với các ngư trường truyền thống cha ông để làm ăn và cũng để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần bình tĩnh, khôn khéo để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Mỗi người dân Việt hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những việc làm thiết thực, phù hợp, ví dụ như: cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”.
Lý thuyết Địa Lí 8 Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
I. Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam
- Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định các bộ phận của vùng biển nước ta thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
- Các đảo và quần đảo phân bố trên vùng biển nước ta, tập trung ở vùng Đông Bắc và Tây Nam, và có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
- Vùng biển và hải đảo tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ, giao thương và mở đường ra Biển Đông.
- Vùng biển và hải đảo Việt Nam có vị trí chiến lược trên đường hàng hải và hàng không quốc tế, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á và các châu lục khác.
II. Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam
1. Đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam
- Nước biển và không khí trên đảo nước ta sạch và trong lành.
- Chỉ số chất lượng môi trường biển đảo đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
- Môi trường biển đảo rất nhạy cảm với tác động của tự nhiên và con người.
- Sạt lở bờ biển, tăng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường và suy giảm hệ sinh thái biển đang xảy ra ở một số nơi.
2. Đặc điểm tài nguyên biển đảo Việt Nam
- Tài nguyên biển đảo Việt Nam phong phú và đa dạng, tập trung ở vùng ven bờ và thềm lục địa.
- Dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, ti-tan và cát là tài nguyên cạn kiệt.
- Các tài nguyên khác có khả năng tái tạo và có thể khai thác bền vững.
- Hoạt động khai thác và ô nhiễm môi trường làm suy giảm và cạn kiệt tài nguyên biển đảo.
III. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
a) Thuận lợi
- Vùng biển đảo Việt Nam có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế biển như giao thông vận tải, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, du lịch, và phát triển nghề muối.
- Giao thông vận tải biển: Vùng biển Việt Nam có nhiều cảng nước sâu, nằm trên con đường hàng hải quan trọng, thuận lợi cho các phương tiện vận tải và giao thông đường biển hoạt động quanh năm.
- Du lịch biển: Vùng biển Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch biển đặc sắc, độc đáo, góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.
- Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác khoáng sản: Vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản phong phú đã tạo nguồn lợi lớn cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, cát,... Từ đó, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thực phẩm hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước.
- Phát triển nghề muối: Vùng biển Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề muối, đặc biệt là ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Khó khăn
- Thiên tai: Vùng biển đảo Việt Nam thường xuyên gặp bão, áp thấp nhiệt đới gây thiệt hại cho đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông và du lịch biển.
- Ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt tài nguyên biển: Đây là những trở ngại lớn cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế – xã hội bền vững của vùng biển đảo Việt Nam.
2. Đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
a) Thuận lợi
- Việt Nam kí kết phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để khẳng định chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.
- Việt Nam ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012 để sử dụng, quản lí, bảo vệ biển, đảo và phát triển kinh tế biển; tăng cường hợp tác quốc tế và trong khu vực.
- Việt Nam tham gia xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), ký kết nhiều hiệp định phân định biên giới trên biển để xây dựng khu vực Biển Đông hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển.
- Môi trường và tài nguyên biển đảo của Việt Nam là cơ sở cho phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông.
- Khu vực Đông Nam Á ổn định chính trị và an ninh tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.
b) Khó khăn
- Biển Đông có liên quan tới nhiều quốc gia, vẫn tồn tại vấn đề vi phạm chủ quyền và tranh chấp.
- Khai thác hải sản trái phép, hàng lậu, ô nhiễm môi trường gây suy giảm đa dạng sinh học.
- Môi trường sống trên các đảo khắc nghiệt, thiên tai và thời tiết xấu gây trở ngại cho phát triển kinh tế biển.
IV. Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam
- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam diễn ra từ sớm và liên tục cho đến ngày nay.
- Các chúa Nguyễn đã thành lập đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải để thực thi chủ quyền tại quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa từ thế kỉ XVII.
- Thời Tây Sơn và đội Hoàng Sa tiếp tục khảo sát và khai thác sản vật biển.
- Dưới triều Nguyễn, các hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được tiếp tục thực hiện.
- Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Hiệp định Ê-ly-dê ngày 8-3-1949, Pháp bắt đầu chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam.
- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), Việt Nam Cộng hoà đã tiếp quản và khẳng định lại chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Tháng 1-1974, quân đội Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa đang thuộc sự quản lí của Việt Nam Cộng hoà.
- Từ sau năm 1975, Việt Nam tiếp tục thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.