Giáo án Tin học 10 Bài 13 (Kết nối tri thức 2024): Bổ sung các đối tượng đồ họa

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tin học 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 200k mua trọn bộ Giáo án Tin học 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tin học 10 Bài 13:  Bổ sung các đối tượng đồ họa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết và sử dụng được một số chức năng của các lệnh tạo, điều chỉnh các đối tượng đồ họa đơn giản.

- Biết và thực hiện được các phép ghép đối tượng đồ họa.

- Phân biệt được các thành phần và kiểu tô màu cho mỗi đối tượng đồ họa.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề

* Năng lực riêng

- Thành tạo thao tác vẽ hình khối và điều chỉnh hình khối.

- Thực hiện được các phép ghép hình để tạo hình phức tạp từ những hình đơn giản.

3. Phẩm chất

- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

- Phát triển thẩm mĩ, khả năng sử dụng và kết hợp màu sắc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo.

- Tệp ảnh vectơ vẽ miếng dưa, chú ý nhóm (group) các hạt dưa vào cùng một lớp (layer).

- Máy tính có kết nối với máy chiếu.

- Phòng máy thực hành, máy tính cài sẵn phần mềm Inkscape.

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Đọc trước bài mới – Bài 13. Bổ sung các đối tượng đồ họa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- HS thấy được để vẽ một hình phức tạp ta cần chia nhỏ thành các hình đơn giản sau đó xác định màu sắc và thứ tự hiển thị cho các hình đó.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS xác định được thứ tự các lớp của các đối tượng trong hình vẽ.

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát hình ảnh miếng dưa hấu được vẽ trong Inkscape:

- GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy kể tên các thành phần cơ bản của miếng dưa hấu.

+ Nêu thứ tự vẽ ban đầu đến khi hoàn thiện miếng dưa hấu.

- GV tách rời lớp nhau và chỉ cho HS các thành phần của hình vẽ.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung:

- Các thành phần của miếng dưa gồm: vỏ xanh, ruột đỏ và hạt dưa.

- Đầu tiên nửa hình tròn màu xanh. Tiếp theo, vẽ nửa hình tròn màu đỏ phía trong. Cuối cùng vẽ hạt dưa và sao chép ra đầy đủ.

* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về thiết kế đồ họa - Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu các đối tượng hình khối

a. Mục tiêu: Nắm được cách vẽ các hình khối

b. Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm xây dựng kiến thức bài mới, làm Hoạt động 1, củng cố bằng cách trả lời Câu hỏi và bài tập củng cố (SGK - tr70).

c. Sản phẩm: HS trả lời được Hoạt động 1, Câu hỏi và bài tập củng cố (SGK - tr70).

d. Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH KHỐI

* Hoạt động 1:

+ Hai hình đầu: Là hình 5 đỉnh (sao 5 cánh, đa giác 5 đỉnh).

+ Hai hình sau: Cũng là hình sao nhưng có đầu tù.

→ Cả 4 hình đều được vẽ bằng công cụ hình đa giác, hình sao.

* Kiến thức mới:

- Inkscape cung cấp một số đối tượng đã được định nghĩa sẵn trong hộp công cụ như hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình elip, vòng cung, ngôi sao, đa giác…

- Mỗi hình khối được đặc trưng bởi các thuộc tính khác nhau. Ta có thể thay đổi giá trị các thuộc tính trên thanh điều khiển thuộc tính để chỉnh hình theo ý muốn.

 

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi và thực hiện Hoạt động 1 theo các gợi ý:

+ Em hãy quan sát và đưa ra điểm chung của hai hình đầu.

+ GV đưa ra yêu cầu mở rộng cho hai hình phía sau.

- GV giới thiệu về các hình khối 2D được định nghĩa sẵn: chữ nhật, tròn và đa giác.

- GV thay đổi một số thuộc tính làm mẫu để HS quan sát.

- GV gọi 1 HS đọc khung kiến thức trọng tâm.

- GV cho HS thực hiện cá nhân, hoàn thành Câu hỏi và bài tập củng cố SGK trang 70.

Câu 1. Nếu trên hình vẽ có sẵn một hình sao 5 cánh nhọn, em cần thay đổi tham số nào để các đỉnh ngôi sao trở nên cong?

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, suy nghĩ để trả lời các vấn đề được đưa ra.

- HS suy nghĩ, đọc SGK, phân tích hình ảnh.

- GV hỗ trợ, quan sát.

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 13.

Xem thêm các bài giáo án Tin học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 12: Phần mềm thiết kế đồ họa

Giáo án Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa

Giáo án Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Giáo án Bài 15: Hoàn thiện hình ảnh đồ họa

Giáo án Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao Python

Để mua Giáo án Tin học 10 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ

Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá