Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp. Nếu chọn một thành tựu

4.8 K

Với giải Luyện tập 1 trang 19 Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Cách mạng công nghiệp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp

Video bài giải Lịch sử lớp 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp - Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 19 Lịch Sử 8: Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp. Nếu chọn một thành tựu làm biểu tượng của cách mạng công nghiệp, em sẽ chọn thành tựu nào? Tại sao?

Trả lời:

(*) Bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

Quốc gia

Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

Năm

Nhà phát minh

Tên phát minh

Anh

1764

Giêm Ha-gri-vơ

Máy kéo sợi Gien-ni

1769

R. Ác-rai

Máy kéo sợi chạy bằng sức nước

1784

Giêm Oát

Máy hơi nước

1784

Hen-ri Cót

Kĩ thuật dùng than cốc luyện gang thành sắt

1785

E. Các-rai

Máy dệt

1814

Xti-phen-xơn

Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước

1793

E. Whitney

Máy tỉa hạt bông

1807

Phơn-tơn

Tàu thủy chạy bằng hơi nước

1831

C.M. Cô-míc

Máy gặt cơ khí

1838

S. Moóc-xơ

Hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ

(*) Thành tựu tiêu biểu nhất của cách mạng công nghiệp

- Lựa chọn: Động cơ hơi nước.

- Giải thích:

+ Trước khi động cơ hơi nước ra đời: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.

+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa

Bài tập vận dụng

Câu 1: Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải làm gì?

A. Triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Vec-xai

B. Tiến hành mở các cuộc chiến tranh xâm lược

C. Bóc lột, đàn áp nhân dân

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải Triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Vec-xai để đề xuất muốn tăng thuế cũ, vay vốn, thêm các thuế mới

Câu 2: Tính chất của Cách mạng Pháp năm 1789

A. Cách mạng tư sản

B. Cách mạng dân chủ tư sản

C. Cách mạng tư sản triệt để

D. Cách mạng tư sản không triệt để

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Giải quyết được mâu thuẫn trong xã hội Pháp và vấn đề ruộng đất cho người nông dân

Câu 3: Tác động của Cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống

A. Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế

B. Sự thay đổi sản xuất và nâng cao năng suất lao động tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng

D. Cả 2 đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích

- Tác động của Cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống

+ Nhiều ngành kinh tế khác nhau phát triển như: giao thông, khai mỏ và nông nghiệp, nhờ sử dụng động cơ hơi nước.

+ Sự thay đổi sản xuất và nâng cao năng suất lao động tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội

+ Cấu trúc xã hội thay đổi: giới chủ xưởng giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp tư sản thống trị xã hội và người thợ làm thuê trở thành giai cấp vô sản.

Đánh giá

0

0 đánh giá