Từ việc quan sát hình 2.1 và hình 2.2, em hãy thảo luận cùng các bạn: máy kéo sợi Gien-ni

2.5 K

Với giải Câu hỏi trang 16 Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Cách mạng công nghiệp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp

Video bài giải Lịch sử lớp 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 16 Lịch Sử 8: Từ việc quan sát hình 2.1 và hình 2.2, em hãy thảo luận cùng các bạn: máy kéo sợi Gien-ni (Jenny) đã có cải tiến quan trọng gì?

Từ việc quan sát hình 2.1 và hình 2.2 em hãy thảo luận cùng các bạn máy kéo sợi Gien ni

Trả lời:

Cải tiến của máy kéo sợi Gien-ni

Máy kéo sợi Gien-ni có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại chứa tới 16 đến 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận hành, năng suất làm việc của công nhân cũng tăng lên gấp nhiều lần.

Lý thuyết Những thành tựu tiêu biểu trong Cách mạng công nghiệp

- Nước Anh có lịch sử lâu đời về sản xuất len, lanh và bông. Việc quay sợi và dệt tay rất mất sức lao động.

- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ (James Hargreaves) chế tạo máy kéo sợi Gien-ni, tăng năng suất 18 lần so với cách truyền thống.

- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai (Edmund Cartwright) chế tạo máy dệt đầu tiên, năng suất tăng 39 lần so với dệt tay.

- Năm 1769, Giêm Oát (James Watt) chế tạo động cơ hơi nước giảm sức lao động cơ bắp của con người.

- Nhiều phát minh quan trọng trong ngành luyện kim như luyện sắt thành thép của Han-man (Hansman) (1790).

- Cách mạng công nghiệp lan ra nhiều nước khác như Đức, Pháp, Mỹ.

- Các phát minh khác như máy tỉa hạt bông, máy gặt cơ khí, hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ (Morse) cũng được phát minh ra vào năm 1838 làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại.

 Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Cách mạng công nghiệp (ảnh 1)

Đánh giá

0

0 đánh giá