Hãy tìm hiểu về một trong các nguồn tài nguyên biển đảo của nước ta và việc khai thác

592

Với giải Vận dụng 3 trang 147 Địa lí lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

Vận dụng 3 trang 147 Địa Lí 8: Hãy tìm hiểu về một trong các nguồn tài nguyên biển đảo của nước ta và việc khai thác nguồn tài nguyên này.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Nghề khai thác muối

- Điều kiện phát triển: Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nghề muối do có: đường bờ biển dài 3260 km, khí hậu nhiệt đới, nước biển nóng, độ mặn cao.

- Tổng trữ lượng khai thác: khoảng 120-130 tỷ tấn.

- Các tỉnh khá thác muối lâu đời: Việt Nam có 21/63 tỉnh sản xuất muối như: Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chính Minh, Bến Tre, Khánh Hòa, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định, Thanh Hóa,…

- Phương pháp sản xuất:

+ Phơi cát thủ công ở miền Bắc và miền Trung

+ Phơi nước bao gồm: Phơi nước phân tán, phơi nước tập trung.

- Hoạt động xuất khẩu: do nhu cầu dùng muối cao nên Việt Nam đã xuất khẩu được sản phẩm muối sang nhiều thị trường, như: Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ,.. với số lượng ngày càng tăng.

- Khó khăn:

+ Sản xuất chưa ổn định, sản lượng thất thường, năng suất và giá bán thường xuyên thay đổi.

+ Phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

+ Thiếu doanh nghiệp kinh doanh muối, kho muối của người dân còn khá tạm bợ.

+ Thường xuyên bị thương lái ép giá nên giá thành thấp.

+ Sử dụng theo phương pháp thủ công và cần nhiều lao động.

- Biện pháp khắc phục:

+ Nâng cao chất lượng muối.

+ Ổn định giá muối theo từng giai đoạn.

+ Đảm bảo số lượng nhập khẩu muối.

+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng muối rõ ràng.

+ Xây dựng các nhà máy chế biến muối gắn với vùng nguyên kiệu.

+ Xây dựng kịch bản về biến đổi khí hậu vùng ven biển.

Bài tập vận dụng

Câu 1: Ô nhiễm môi trường biển - đảo xảy ra nghiêm trọng nhất ở

A. Các khu du lịch biển.

B. Các thành phố cảng, nơi khai thác dầu.

C. Đảo ven bờ.

D. Các cửa sông.

Đáp án đúng: B

Giải thích: 

Khai thác, chế biến khoáng sản biển (nhất là dầu khí) là một trong những ngành công nghiệp phát triển hàng đầu ở nước ta. Tuy nhiên tài nguyên và môi trường biển – đảo ở nước ta phong phú nhưng hiện đang có dấu hiệu suy thoái. Ô nhiễm môi trường biển - đảo xảy ra nghiêm trọng nhất ở các thành phố cảng, nơi khai thác dầu. 

Câu 2: Tài nguyên dầu khí phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía nam của khu vực

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án đúng: B

Câu 3: Chế độ nhiệt trên biển Đông

A. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.

B. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.

C. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn.

D. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn.

Đáp án đúng: A

Giải thích: Chế độ nhiệt trên biển Đông: Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. Nhiệt độ trung bình trên biển Đông khoảng 230C, biên độ nhiệt nhỏ, mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền. 

- Chế độ gió được chia thành 2 mùa:

+) Từ tháng 10 – tháng 4 năm sau: Gió đông bắc.

+) Từ tháng 5 – tháng 11: Gió tây nam.

Từ khóa :
Địa lí 8
Đánh giá

0

0 đánh giá