Đọc thông tin và quan sát hình 10.1; 10.2, hãy chứng minh sinh vật nước ta có sự đa dạng

423

Với giải Câu hỏi trang 134 Địa lí lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Câu hỏi trang 134 Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình 10.1; 10.2, hãy chứng minh sinh vật nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

Đọc thông tin và quan sát hình 10.1; 10.2, hãy chứng minh sinh vật nước ta có sự đa dạng

Trả lời:

- Đa dạng về hệ sinh thái: Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, tạo nên sự đa dạng loài và nguồn gen. Dựa vào môi trường phân bố, các hệ sinh thái ở nước ta có thể chia thành ba nhóm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.

+ Hệ sinh thái trên cạn: phong phú, đa dạng với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau, như: kiểu hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái nhân tạo,…

+ Hệ sinh thái đất ngập nước, gồm có: các kiểu hệ sinh thái ngập nước ven biển; các kiểu hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông; Rừng ngập mặn và các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa,…

+ Hệ sinh thái biển: gồm các kiểu hệ sinh thái: rạn san hô, thảm cỏ biển,... có tính đa dạng sinh học và giá trị cao.

- Đa dạng về thành phần loài:

+ Đa dạng về hệ sinh thái tạo nên sự đa dạng thành phần loài của sinh vật nước ta.

+ Nước ta có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm. Trong đó có nhiều loài thực vật quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,... và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,....

- Đa dạng về nguồn gen:

+ Số lượng cá thể trong mỗi loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm tương đối lớn đã tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.

+ Sự phong phú về nguồn gen, trong đó có nhiều nguồn gen quý, đã tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.

Lý thuyết Sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Sự đa dạng của sinh vật nước ta thể hiện ở đa dạng hệ sinh thái, đa dạng thành phần loài và đa dạng nguồn gen.

* Đa dạng về hệ sinh thái

- Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, chia thành 3 nhóm: hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và biển.

- Hệ sinh thái trên cạn có nhiều kiểu khác nhau, bao gồm rừng, xa-van, đồng cỏ và hệ sinh thái do con người tác động như nông nghiệp, đô thị.

- Hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm nhiều loại khác nhau như ven biển, vùng cửa sông, rừng ngập mặn và đất ngập nước nội địa. Rừng ngập mặn là nơi sinh sống và sinh sản của nhiều loài thuỷ sinh, chim nước.

- Hệ sinh thái biển có nhiều kiểu khác nhau, bao gồm rạn san hô và thảm cỏ biển, có tính đa dạng sinh học và giá trị cao.

* Đa dạng về thành phần loài

- Sự đa dạng về hệ sinh thái góp phần tạo nên đa dạng về thành phần loài ở Việt Nam.

- Việt Nam có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm, bao gồm nhiều loài quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,... và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,...

* Đa dạng về nguồn gen

- Số lượng cá thể trong mỗi loài tại Việt Nam lớn, tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.

- Nguồn gen phong phú, có nhiều nguồn gen quý.

- Đa dạng nguồn gen tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.

Từ khóa :
Địa lí 8
Đánh giá

0

0 đánh giá