10 câu Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 10 (Cánh diều 2023) có đáp án: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam sách Cánh diều. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Phần 1. 10 câu trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Câu 1. Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia nào sau đây?

A. Ba Bể.

B. Ba Vì.

C. Bạch Mã.

D. Cúc Phương.

Đáp án đúng là: D

Hiện nay Việt Nam có 34 vườn quốc gia. Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập vào năm 1966 thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Trong khi đó, vườn quốc gia mới nhất được thành lập là Sông Thanh được thành lập vào ngày 18 tháng 12 năm 2020 nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Câu 2. Sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta không thể hiện ở khía cạnh nào sau đây?

A. Hệ sinh thái.

B. Phạm vi phân bố.

C. Nguồn gen.

D. Số lượng cá thể.

Đáp án đúng là: B

Tính đa dạng sinh học ở nước ta đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng, nên việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay. Sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta thể hiện ở sự suy giảm về số lượng cá thể, loài sinh vật; suy giảm về hệ sinh thái và nguồn gen.

Câu 3. Biểu hiện của sự suy giảm về số lượng cá thể và loài sinh vật là

A. nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.

B. phạm vi phân bố loài tăng nhanh.

C. nhiều hệ sinh thái rừng bị phá hủy.

D. xuất hiện nhiều loài mới do lai tạo.

Đáp án đúng là: A

Số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng, như: nhiều loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu, trắc, gụ,...); nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót, tê giác một sừng, sao la,…).

Câu 4. Sự suy giảm nguồn gen do ảnh hưởng trực tiếp từ

A. khai thác trực tiếp từ con người.

B. suy giảm cá thể và loài sinh vật.

C. sự xuất hiện của nhiều thiên tai.

D. tác động lớn từ biến đổi khí hậu.

Đáp án đúng là: B

Sự suy giảm các hệ sinh thái đã làm giảm số lượng loài, số lượng cá thể, từ đó làm suy giảm các nguồn gen quý hiếm trong tự nhiên.

Câu 5. Yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên là

A. môi trường sống.

B. khoa học kĩ thuật.

C. đa dạng sinh học.

D. diện tích rừng lớn.

Đáp án đúng là: C

Đa dạng sinh học là yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên, là cơ sở sinh tồn của sự sống trong môi trường. Vì vậy, bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Câu 6. Dải đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái nào sau đây?

A. Rừng ngập mặn.

B. Rừng thưa rụng lá.

C. Rừng ôn đới.

D. Rừng tre nứa.

Đáp án đúng là: A

Dải đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái rừng ngập mặn, rộng hơn 3 trăm nghìn hecta, chạy suốt chiều dài bờ biển và ven các hải đảo.

Câu 7. Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam là

A. tương đối nhiều loài.

B. khá nghèo nàn về loài.

C. nhiều loài, ít về gen.

D. phong phú và đa dạng.

Đáp án đúng là: D

Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sinh vật nước ta phong phú và đa dạng, thể hiện ở sự đa dạng về thành phần các loài sinh vật, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái.

Câu 8. Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào sau đây?

A. Hệ sinh thái nông nghiệp.

B. Hệ sinh thái tự nhiên.

C. Hệ sinh thái công nghiệp.

D. Hệ sinh thái nguyên sinh.

Đáp án đúng là: A

Các hệ sinh thái nông nghiệp - lâm nghiệp như đồng ruộng, vườn làng, trồng cây công nghiệp lấy gỗ, trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè,…) ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 9. Các hệ sinh thái nhân tạo phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng.

B. Ven biển.

C. Rộng khắp.

D. Ở đồi núi.

Đáp án đúng là: C

Các hệ sinh thái nhân tạo hình thành do hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cũng rất đa dạng như hệ sinh thái đồng ruộng, vùng chuyên canh,...; hệ sinh thái nuôi trồng thuỷ sản; rừng trồng, ngày càng mở rộng, chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ và chiếm dần diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 10. Rừng thưa rụng lá phát triển ở vùng nào sau đây của nước ta?

A. Tây Nguyên.

B. Hoàng Liên Sơn.

C. Việt Bắc.

D. Đông Bắc.

Đáp án đúng là: A

Rừng kín thường xanh phát triển ở Cúc Phương, Ba Bể; rừng thưa rụng lá (rừng khộp) ở Tây Nguyên; rừng tre nứa ở Việt Bắc; rừng ôn đới núi cao ở Hoàng Liên Sơn.

Phần 2. Lý thuyết Địa lí 8 Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

I. Sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam

- Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Sự đa dạng của sinh vật nước ta thể hiện ở: đa dạng hệ sinh thái, đa dạng thành phần loài và đa dạng nguồn gen.

♦ Đa dạng về hệ sinh thái

- Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, tạo nên sự đa dạng loài và nguồn gen. Dựa vào môi trường phân bố, các hệ sinh thái ở nước ta có thể chia thành ba nhóm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.

+ Hệ sinh thái trên cạn: phong phú, đa dạng với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau:

▪ Kiểu hệ sinh thái rừng: rừng kín thường xanh, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao, rừng thưa,...

▪ Các kiểu hệ sinh thái khác như: xa-van, đồng cỏ…

▪ Các kiểu hệ sinh thái do sự tác động của con người như: hệ sinh thái nông nghiệp, đô thị,...

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

- Hệ sinh thái đất ngập nước:

▪ Các kiểu hệ sinh thái ngập nước ven biển (bãi triều, vũng, vịnh,...);

▪ Các kiểu hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông (đầm lầy, kênh rạch, đầm lầy than bùn,...);

▪ Rừng ngập mặn;

▪ Các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa (sông, suối, hồ, ao, ruộng lúa,...).

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

- Hệ sinh thái biển: gồm các kiểu hệ sinh thái: rạn san hô, thảm cỏ biển,... có tính đa dạng sinh học và giá trị cao.

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

♦ Đa dạng về thành phần loài

- Đa dạng về hệ sinh thái tạo nên sự đa dạng thành phần loài của sinh vật nước ta.

- Nước ta có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm. Trong đó có nhiều loài thực vật quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,... và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,....

♦ Đa dạng về nguồn gen

- Số lượng cá thể trong mỗi loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm tương đối lớn đã tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.

- Sự phong phú về nguồn gen, trong đó có nhiều nguồn gen quý, đã tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.

II. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

♦ Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen.

+ Các hệ sinh thái cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu của con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế.

+ Các hệ sinh thái tự nhiên còn có chức năng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông, bờ biển,....

♦ Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm

- Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học của nước ta ngày càng bị suy giảm.

+ Suy giảm về hệ sinh thái:

▪ Các hệ sinh thái rừng tự nhiên bị thu hẹp về diện tích và giảm về chất lượng. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 70 % diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

▪ Sự biến đổi các hệ sinh thái rừng tự nhiên làm cho các loài sinh vật hoang dã mất môi trường sống.

+ Suy giảm về loài và số lượng cá thể trong loài, đặc biệt là các loài động vật hoang dã. Theo tổ chức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) năm 2020, Việt Nam có nhiều loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng như: các loài lưỡng cư (53 loài), thú (75 loài), bò sát (75 loài), cá (136 loài)....

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

- Suy giảm về nguồn gen: Sự suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên và thành phần loài sinh vật làm cạn kiệt và biến mất một số nguồn gen tự nhiên, nhiều nguồn gen bị suy giảm, trong đó có nhiều giống bản địa quý hiếm.

 Một số biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học như: Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường,...

- Truyền thông về bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao ý thức về bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng tự nhiên, rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển.

- Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm; chống nạn săn bắt, sử dụng động vật hoang dã trái phép, khai thác thuỷ sản quá mức.

- Tiếp tục duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.

- Bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật, bao gồm cả môi trường

Video bài giảng Địa Lí 8 Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - Cánh diều

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá