Với giải Câu hỏi 1 trang 52 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
Câu hỏi 1 trang 52 Lịch Sử 11: Khai thác Bảng 1 (tr.51) và thông tin trong mục, trình bày nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
Lời giải:
* Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
- Thời gian: 40 - 43
- Người lãnh đạo: Hai Bà Trưng
- Chống chính quyền cai trị: Nhà Hán
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, Cổ Loa (Hà Nội) và Luy Lâu (Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua.
+ Năm 43, Mã Viện đem quân tấn công. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại.
* Khởi nghĩa của Bà Triệu
- Thời gian: 248
- Người lãnh đạo: Bà Triệu
- Chống chính quyền cai trị: nhà Ngô
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Bà Triệu lãnh đạo nhân dân vùng Cửu Chân nổi dậy ở căn cứ núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá). Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra Giao Chỉ, làm rung chuyển chính quyền đô hộ.
+ Quân Ngô do Lục Dận chỉ huy kéo sang đàn áp. Khởi nghĩa thất bại.
* Khởi nghĩa của Lý Bí
- Thời gian: 542 - 602
- Người lãnh đạo: Lý Bí, Triệu Quang Phục
- Chống chính quyền cai trị: nhà Lương và nhà Tùy
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ. Sau đó, Lý Bí lập ra Nhà nước Vạn Xuân.
+ Năm 545, quân Lương tiếp tục sang xâm lược, Triệu Quang Phục chỉ huy nghĩa quân chiến đấu và giành thắng lợi.
+ Đến năm 602, nhà Tùy đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
* Khởi nghĩa của Phùng Hưng
- Thời gian: khoảng năm 776
- Người lãnh đạo: Phùng Hưng
- Chống chính quyền cai trị: nhà Đường
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Khoảng năm 776, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm phủ thành Tống Bình, giành quyền tự chủ trong một thời gian.
+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp và chiếm lại.
* Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
- Thời gian: 905
- Người lãnh đạo: Khúc Thừa Dụ
- Chống chính quyền cai trị: nhà Đường
- Diễn biến chính và kết quả: Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân tấn công thành Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
Lý thuyết Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc
1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
* Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
- Thời gian: 40 - 43
- Người lãnh đạo: Hai Bà Trưng
- Chống chính quyền cai trị: Nhà Hán
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, Cổ Loa (Hà Nội) và Luy Lâu (Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua.
+ Năm 43, Mã Viện đem quân tấn công. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (tranh dân gian Đông Hồ)
* Khởi nghĩa của Bà Triệu
- Thời gian: 248
- Người lãnh đạo: Bà Triệu
- Chống chính quyền cai trị: nhà Ngô
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Bà Triệu lãnh đạo nhân dân vùng Cửu Chân nổi dậy ở căn cứ núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá). Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra Giao Chỉ, làm rung chuyển chính quyền đô hộ.
+ Quân Ngô do Lục Dận chỉ huy kéo sang đàn áp. Khởi nghĩa thất bại.
* Khởi nghĩa của Lý Bí
- Thời gian: 542 - 602
- Người lãnh đạo: Lý Bí, Triệu Quang Phục
- Chống chính quyền cai trị: nhà Lương và nhà Tùy
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ. Sau đó, Lý Bí lập ra Nhà nước Vạn Xuân.
+ Năm 545, quân Lương tiếp tục sang xâm lược, Triệu Quang Phục chỉ huy nghĩa quân chiến đấu và giành thắng lợi.
+ Đến năm 602, nhà Tùy đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
* Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan
- Thời gian: 713 - 722
- Người lãnh đạo: Mai Thúc Loan
- Chống chính quyền cai trị: nhà Đường
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân vùng Nam Đàn (Nghệ An) nổi dậy khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng đất Hoan Châu. Sau đó, nghĩa quân tiến ra Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, làm chủ thành Tống Bình.
+ Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa bị nhà Đường đàn áp.
* Khởi nghĩa của Phùng Hưng
- Thời gian: khoảng năm 776
- Người lãnh đạo: Phùng Hưng
- Chống chính quyền cai trị: nhà Đường
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Khoảng năm 776, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm phủ thành Tống Bình, giành quyền tự chủ trong một thời gian.
+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp và chiếm lại.
* Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
- Thời gian: 905
- Người lãnh đạo: Khúc Thừa Dụ
- Chống chính quyền cai trị: nhà Đường
- Diễn biến chính và kết quả: Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân tấn công thành Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
b) Nhận xét chung
- Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại các triều đại phong kiến phương Bắc để giành độc lập dân tộc.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 52 Lịch Sử 11: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn...
Câu hỏi 2 trang 54 Lịch Sử 11: Việc tổ chức Hội thề Đông Quan có ý nghĩa như thế nào?...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)