Sưu tầm thêm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy chỉ ra những bài học lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

2.5 K

Với giải Vận dụng trang 49 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Vận dụng trang 49 Lịch Sử 11: Sưu tầm thêm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy chỉ ra những bài học lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Lời giải:

♦ Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:

- Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc....

- Bài học về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...

♦ Giá trị của các bài học kinh nghiệm:

- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng ở Việt Nam (năm 938)?

A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.

B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.

C. Quân Nam Hán lực lượng ít, khí thế chiến đấu kém cỏi, vũ khí thô sơ.

D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh khác.

Đáp án đúng là: C

- Một số nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng ở Việt Nam (năm 938):

+ Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.

+ Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.

+ Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh khác.

Câu 2. Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là

A. Đinh Bộ Lĩnh.

B. Lê Hoàn.

C. Ngô Quyền.

D. Lý Công Uẩn.

Đáp án đúng là: B

 Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là Lê Hoàn.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

A. Nền độc lập của đất nước Đại Cồ Việt được giữ vững.

B. Đất nước được thống nhất, thoát ra khỏi chiến tranh loạn lạc.

C. Khiến cho nhà Tống sợ hãi, từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta.

D. Chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ cho dân tộc.

Đáp án đúng là: B

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (981) đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của nhà nước Đại Cồ Việt.

Từ khóa :
Lịch sử 11
Đánh giá

0

0 đánh giá