Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

2.7 K

Với giải Câu hỏi 2 trang 49 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Câu hỏi 2 trang 49 Lịch Sử 11: Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Lời giải:

♦ Nguyên nhân không thành công:

- Thứ nhất, những người lãnh đạo kháng chiến đã không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.

+ Tương truyền, An Dương Vương không nghe lời khuyên bảo, can ngăn của các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Đinh Toán,... làm cho nội bộ bất hoà, nhiều tướng bị giết hại hoặc phải bỏ đi

+ Triều Hồ không đoàn kết được toàn dân để kháng chiến, khiến cho: “Quân của họ Hồ trăm vạn người trăm vạn lòng”.

- Thứ hai, trong quá trình kháng chiến, những người lãnh đạo, chỉ huy đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng.

+ Triều Hồ quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy nên tự “giam mình” trong thế trận phòng ngự bị động.

+ Triều Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng thiên về chủ hoà,.... Trong khi đó, phong trào kháng chiến của nhân dân tuy diễn ra quyết liệt nhưng lẻ tẻ, tự phát, thiếu sự lãnh đạo thống nhất.

Thứ ba, tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam cũng là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc kháng chiến.

Lý thuyết Một số cuộc kháng chiến không thành công

1. Khái quát về một số cuộc kháng chiến không thành công

- Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam có một số lần kháng chiến không thành công như:

+ Kháng chiến chống quân Triệu của An Dương Vương (179 TCN)

+ Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ (1406 - 1407)

+ Kháng chiến chống thực dân Pháp của triều Nguyễn (1858 - 1884)

Kháng chiến chống quân Triệu của An Dương Vương (179 TCN):

- Sau nhiều lần tấn công Âu Lạc nhưng đều thất bại, Triệu Đà vờ giảng hoà với An Dương Vương, rồi lập mưu cho con trai là Trọng Thuỷ cầu hôn Công chúa Mỵ Châu và ở rể tại thành Cổ Loa để tìm hiểu vũ khí quân sự của Âu Lạc.

- Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân tấn công Âu Lạc. Cuộc kháng chiến chống Triệu của An Dương Vương nhanh chóng thất bại.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Trọng Thủy kết hôn với công chúa Mỵ Châu (tranh minh họa)

Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ (1406 - 1407):

- Cuối năm 1406, nhà Minh huy động một lực lượng quân đội lớn do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy sang xâm lược Đại Ngu.

- Cuối tháng 1/1407, quân Minh chiếm được thành Đa Bang và Đông Đô (Hà Nội). Nhà Hồ phải rút quân về cố thủ ở thành Tây Đô (Thanh Hoá).

- Đến tháng 6/1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại.

* Kháng chiến chống thực dân Pháp của triều Nguyễn (1858 - 1884):

Năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

- Nhân dân Việt Nam phối hợp với quân đội triều đình anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược Pháp ở các mặt trận: Đà Nẵng, Gia Định, Bắc Kì,... Một số cuộc nổi dậy chống quân Pháp xâm lược do Trương Định Nguyễn Trung Trực, và Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân,... lãnh đạo và chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2,... đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại.

- Trong lúc phong trào kháng chiến đang diễn ra mạnh mẽ thì triều đình nhà Nguyễn đã từng bước nhượng bộ, lần lượt kí với Pháp các bản hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884).

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều Nguyễn trước thực dân Pháp, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Lễ kí kết Hiệp ước Hác-măng giữa thực dân Pháp và nhà Nguyễn (1883)

2. Nguyên nhân kháng chiến không thành công

- Thứ nhất, những người lãnh đạo kháng chiến đã không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.

+ Tương truyền, An Dương Vương không nghe lời khuyên bảo, can ngăn của các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Đinh Toán,... làm cho nội bộ bất hoà, nhiều tướng bị giết hại hoặc phải bỏ đi

+ Triều Hồ không đoàn kết được toàn dân để kháng chiến, khiến cho: “Quân của họ Hồ trăm vạn người trăm vạn lòng”.

- Thứ hai, trong quá trình kháng chiến, những người lãnh đạo, chỉ huy đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng.

+ Triều Hồ quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy nên tự “giam mình” trong thế trận phòng ngự bị động.

+ Triều Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng thiên về chủ hoà,.... Trong khi đó, phong trào kháng chiến của nhân dân tuy diễn ra quyết liệt nhưng lẻ tẻ, tự phát, thiếu sự lãnh đạo thống nhất.

Thứ ba, tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam cũng là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc kháng chiến.

Từ khóa :
Lịch sử 11
Đánh giá

0

0 đánh giá