Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

2.7 K

Với giải Câu hỏi 1 trang 47 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Câu hỏi 1 trang 47 Lịch Sử 11: Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Lời giải:

- Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:

+ Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)

+ Kháng chiến chống quân Tống thời Tiền Lê (981)

+ Kháng chiến chống quân Tống thời Lý (1075 - 1077)

+ Kháng chiến chống quân Mông Cổ và quân Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)

+ Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

+ Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

Lý thuyết Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu

1. Khái quát về một số cuộc kháng chiến thắng lợi

- Cho đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành thắng lợi.

- Một số cuộc kháng chiến tiêu biểu, như:

STT

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian

Người chỉ huy

Trận quyết chiến

1

Kháng chiến chống quân Nam Hán

938

Ngô Quyền

Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

2

Kháng chiến chống quân Tống

981

Lê Hoàn

Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

3

Kháng chiến chống quân Tống

1075-1077

Lý Thường Kiệt

Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh)

4

Kháng chiến chống quân Mông Cổ

1258

Trần Thái Tông;

Trần Thủ Độ

Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc); Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

5

Kháng chiến chống quân Nguyên

1285

Trần Thánh Tông;

Trần Quốc Tuấn

Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên); Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội).

6

Kháng chiến chống quân Nguyên

1287-1288

Trần Nhân Tông;

Trần Quốc Tuấn

Vân Đồn - Cửa Lục, Bạch Đằng (Quảng Ninh).

7

Kháng chiến chống quân Xiêm

1785

Nguyễn Huệ

Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang).

8

Kháng chiến chống quân Thanh

1789

Quang Trung

(Nguyễn Huệ)

Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội).

2. Nguyên nhân thắng lợi

- Nguyên nhân chủ quan

Trước hết, đây đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.

+ Thứ hai, nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn. Tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đều tham gia kháng chiến, tạo thành khối đoàn kết toàn dân vững chắc.

+ Thứ ba, kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo cũng là nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến. Ví dụ: kế sách “tiên phát chế nhân” trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077); kế sách “thanh dã” trong 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (thế kỉ XIII),…

Thứ tư, lãnh đạo chỉ huy các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đều là các tướng lĩnh tài năng, mưu lược như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ - Quang Trung....

- Nguyên nhân khách quan:

+ Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là chiến tranh phi nghĩa.

+ Trong quá trình xâm lược, quân giặc còn gặp một số khó khăn như: đường hành quân xa, thiếu lương thực, không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt,…

Từ khóa :
Lịch sử 11
Đánh giá

0

0 đánh giá