Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

4 K

Với giải Luyện tập 1 trang 29 Lịch sử lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Luyện tập 1 trang 29 Lịch Sử 8: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo mẫu:

Khởi nghĩa

Thời gian

Địa bàn hoạt động

Kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời giải:

Khởi nghĩa

Thời gian

Địa bàn hoạt động

Kết quả

Khởi nghĩa của

Hoàng Công Chất

1739 - 1769

Vùng Điện Biên, Tây Bắc

Thất bại

Khởi nghĩa của

Nguyễn Danh Phương

1740 - 1751

Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Thất bại

Khởi nghĩa của

Nguyễn Hữu Cầu

1741 - 1751

Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.

Thất bại

Bài tập vận dụng

Câu 1: Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả?

A. Đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân lâm vào khổ cực, bần cùng

B. Thúc đẩy nhân dân nổi dậy đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Giải thích

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Địa chủ, quan lại ngang nhiên lấn chiếm ruộng đất của nông dân, mất mùa, lũ lụt liên tục xảy ra.

+ Công thương nghiệp: Nhà nước đánh thuế nặng các mọi hàng hóa lưu thông => Công thương nghiệp sa sút.

- Xã hội: Nhân dân lâm vào cảnh đói khổ, khốn cùng, phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, hàng vạn người chết vì đói, xác người nằm ngổn ngang đầy đường,…

=> Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nhân dân vùng lên đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến.

Câu 2: Địa bàn hoạt động của Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu là?

A. Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An

B. Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang

C. Vùng Điện Biên, Tây Bắc

D. Nghệ An, Hà Tĩnh

Đáp án đúng: A

Câu 3: Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa là? 

A. Tương quan lực lượng giữa các cuộc khởi nghĩa với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh có sự chênh lệch

B. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát

C. Các cuộc khởi nghĩa thiếu sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào đấu tranh chung, rộng lớn và thống nhất ở cả Đàng Ngoài

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Từ khóa :
Lịch sử 8
Đánh giá

0

0 đánh giá