Giải SGK Đạo đức lớp 3 trang 22, 23, 24, 25 Bài 4: Ham học hỏi | Kết nối tri thức

3.6 K

Lời giải bài tập Đạo đức lớp 3 trang 22, 23, 24, 25 Bài 4: Ham học hỏi sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Đạo đức 3 Bài 4 từ đó học tốt môn Đạo đức lớp 3.

Giải bài tập Đạo đức lớp 3 trang 22, 23, 24, 25 Bài 4: Ham học hỏi

Đạo đức lớp 3 trang 22 Khởi động

Đạo đức lớp 3 trang 22 Câu hỏi:

- Nghe/hát bài “Vì sao lại thế?” (sáng tác: Lưu Hà An).

- Bài hát nhắn nhủ chúng ta điều gì?

Trả lời:

- Em nghe/hát bài “Vì sao lại thế?” (sáng tác: Lưu Hà An).

Lời bài hát:

       Xung quanh ta có bao điều kỳ diệu.

       Mà ta mới biết bao nhiêu tiền.

       Chuyện về trời với trăng sao nắng.

       Chuyện ở trong nhà, chuyện ở ngoài xóm.

       Chuyện ở trong nhà, chuyện ở ngoài xóm..

       Chuyện ở trong nhà, chuyện ở ngoài xóm.

       Chuyện ở trong nhà, chuyện ở ngoài xóm.

       Càng hiểu thêm về chúng tôi càng lớn nhanh.

- Bài hát nhắn nhủ chúng ta nên học hỏi, tìm hiểu nhiều hơn để khám phá những điều thú vị trong cuộc sống.

Đạo đức lớp 3 trang 22, 23, 24 Khám phá

Đạo đức lớp 3 trang 22, 23 Câu hỏi 1: Tìm biểu hiện của ham học hỏi

Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi:

Đạo đức lớp 3 trang 22, 23, 24 Khám phá | Kết nối tri thức

Đạo đức lớp 3 trang 22, 23, 24 Khám phá | Kết nối tri thức

- Hãy nêu những biểu hiện của ham học hỏi qua các bức tranh trên.

- Em còn biết những biểu hiện nào khác của việc ham học hỏi?

Trả lời:

- Những biểu hiện của ham học hỏi qua các bức tranh trên là: Chú ý lắng nghe và mạnh dạn đặt câu hỏi về những điều mà mình chưa hiểu, ham đọc sách, thích làm việc nhóm để học hỏi và hỗ trợ các bạn, thích tìm hiểu và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh.

- Những biểu hiện khác của việc ham học hỏi là: tập trung nghe cô giáo giảng bài, quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống…

Đạo đức lớp 3 trang 23, 24 Câu hỏi 2: Tìm hiểu lợi ích của ham học hỏi

Đọc truyện và trả lời câu hỏi:

Cậu học trò nghèo ham học

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai, đặt tên là Nguyễn Hiền. Vì nhà nghèo cậu phải bỏ học giữa chừng.

      Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, cậu cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, cậu đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, cậu làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

    Thế rồi vua mở khoa thi. Cậu bé nghèo ngày nào đỗ Trạng nguyên. Ông trạng khi ấy mới mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

(Theo Trinh Đường, Tiếng việt 4, Tập 1, NXB Giáo dục, 2000, tr.104)

- Tinh thần ham học hỏi của cậu bé Nguyễn Hiển được thể hiện như thế nào?

- Qua câu chuyện trên, em thấy việc ham học hỏi có lợi ích gì?

Trả lời:

- Những biểu hiện của tinh thần ham học hỏi của cậu bé Nguyễn Hiền là: Nhà nghèo, phải nghỉ học giữa chừng nhưng ngày nào cậu cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ, đến tối đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Có kì thi ở trường cậu làm bài ra lá chuối và nhờ thầy chấm hộ.

- Qua câu chuyện trên, em thấy việc ham học hỏi đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, giúp chúng ta mở mang tri thức, học hỏi được những điều mới mở không chỉ từ sách vở mà cả trong cuộc sống. Cũng như trong câu chuyện trên, nhờ có tinh thần ham học hỏi mà cậu bé Nguyễn Hiền đã thi đỗ Trạng nguyên và trở thành Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất của nước Nam ta.

Đạo đức lớp 3 trang 24, 25 Luyện tập

Đạo đức lớp 3 trang 24, 25 Câu hỏi 1:Em tán thành hoặc không tán thành với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Đạo đức lớp 3 trang 24, 25 Luyện tập | Kết nối tri thức

- Em tán thành với ý kiến của Trang và Đạt vì khi chịu khó quan sát, ham học hỏi chúng ta sẽ tìm tòi được vô vàn điều bổ ích để mở rộng vốn tri thức và sẽ mau tiến bộ.

- Em không tán thành với ý kiến của Khôi và Hà. Ông cha ta có câu “Không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” không phải chúng ta ai sinh ra đã giỏi, đã biết hết mọi thứ xung quanh chính vì vậy cần học hỏi từ người khác để có thể lấp đầy vốn hiểu biết của bản thân. Và không nhất thiết cứ phải học hỏi từ những người lớn tuổi mới giúp ta tiến bộ bởi “học thầy không tày học bạn”.

Đạo đức lớp 3 trang 24, 25 Câu hỏi 2: Em đồng tình hay không đồng tình với thái độ hay hành vi của bạn nào trong các tranh dưới đây? Vì sao?

Đạo đức lớp 3 trang 24, 25 Luyện tập | Kết nối tri thức

Đạo đức lớp 3 trang 24, 25 Luyện tập | Kết nối tri thức

- Em đồng tình với hành vi của bạn trong bức tranh số 3 và 4 vì thể hiện tinh thần ham học hỏi.

- Em không đồng tình với hành vi và biểu hiện của các bạn trong bức tranh 1 và 2 vì thể hiện thiếu tinh thần ham học hỏi, chưa làm đã sợ thất bại, ngại học, ngại làm.

Đạo đức lớp 3 trang 25 Câu hỏi 3: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?

Đạo đức lớp 3 trang 24, 25 Luyện tập | Kết nối tri thức

- Tình huống 1: Em sẽ tìm gặp cô ngoài giờ lên lớp và nhờ cô giải đáp những thắc mắc cuả mình. 

- Tình huống 2: Em sẽ tìm đến thư viện của trường để mượn sách tham khảo hoặc mượn của bạn bè (nếu có) để tìm hiểu thêm về các bài toán hay.

Đạo đức lớp 3 trang 25 Vận dụng

Đạo đức lớp 3 trang 25 Câu hỏi 1: Chia sẻ với các bạn những điều thú vị mà em đã học được từ một người bạn, một cuốn sách hay một chương trình truyền hình.

Trả lời:

 “Đường lên đỉnh Olympia” là một chương trình quá đỗi quen thuộc với bạn trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Đây thực sự là một chương trình thú vị vì em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức hay mà không phải chương trình nào cũng mang đến được, tất cả các kiến thức văn học, địa lý, lịch sử… đều được xuất hiện trong chương trình. Tư cũng giúp em mở mang tầm hiểu biết và tích lũy được kiến thức cho bản thân.

Đạo đức lớp 3 trang 25 Câu hỏi 2: Kể về một tấm gương ham học hỏi mà em biết.

Trả lời:

Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương hiếu học sáng rỡ cho các thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó chẳng chút nào mai một tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã dùng đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy Kí đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí thực sự là tấm gương sáng cho toàn thể các học sinh noi theo.

Đạo đức lớp 3 trang 25 Vận dụng | Kết nối tri thức

Xem thêm các bài Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng

Bài 4: Ham học hỏi

Bài 5: Giữ lời hứa

Bài 6: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ

Bài 7: Khám phá bản thân

Đánh giá

0

0 đánh giá