Với giải Câu hỏi trang 73 Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Câu hỏi trang 73 Lịch Sử 8: Nêu những nét chính về tình hình văn hoá thời Nguyễn. Em có ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao?
Trả lời:
* Tình hình văn hóa dưới thời Nguyễn:
- Văn học:
+ Dòng văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị, phần lớn được sáng tác bằng chữ Nôm đã góp phần làm phong phú thêm nền văn học dân tộc.
+ Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức.
+ Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học là phản ánh cuộc sống lao khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật biểu diễn: Nhã nhạc phát triển đến đỉnh cao; xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca như: quan họ, hát ví, hát cò lả,...
+ Hội họa phát triển với nhiều dòng tranh dân gian.
+ Kiến trúc, điêu khắc phát triển với các công trình nổi tiếng như: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế),...
- Tôn giáo:
+ Phật giáo tiếp tục phát triển.
+ Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá Công giáo. Số người theo Công giáo ngày càng đông, vì thế nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.
- Khoa học:
+ Nhiều công sử học được biên soạn. Tiêu biểu là: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú),…
+ Một số bộ địa lí và địa lí lịch sử có giá trị như: Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức),... được biên soạn.
+ Y dược học nổi tiếng với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của danh y Lê Hữu Trác.
* Em ấn tượng nhất: tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Vì:
- Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, chính sự sáng tạo này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.
- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người; lên án, tố cáo những thế lực xấu xa; đồng thời khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như: quyền sống, tự do, công lí, tình yêu và hạnh phúc...
- Tác phẩm Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ; nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.
- Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.
Lý thuyết Sự phát triển của văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
a) Văn học:
- Dòng văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị, phần lớn được sáng tác bằng chữ Nôm như: Truyện Kiều của Nguyễn Du; thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát...
- Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức: tục ngữ, ca dao, truyện Nôm dài, truyện tiếu lâm,...
- Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học là phản ánh cuộc sống lao khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật biểu diễn:
+ Nhã nhạc (nhạc cung đình) đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao.
+ Văn nghệ dân gian xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca như: quan họ, hát ví, hát cò lả,...
- Hội họa phát triển với nhiều dòng tranh dân gian, tiêu biểu là tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hà Nội),...
- Kiến trúc, điêu khắc phát triển với các công trình nổi tiếng như: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế), chùa Tây Phương và tượng 18 vị La Hán (Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...
Ngọ Môn, Hoàng thành Huế
b) Tôn giáo:
- Phật giáo tiếp tục phát triển.
- Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá Công giáo. Số người theo Công giáo ngày càng đông, vì thế nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.
c) Khoa học:
- Nhiều công sử học được biên soạn. Tiêu biểu là: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú),…
- Một số bộ địa lí và địa lí lịch sử có giá trị như: Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức),... được biên soạn.
- Y dược học nổi tiếng với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của danh y Lê Hữu Trác.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 69 Lịch Sử 8: Hãy cho biết Vương triều Nguyễn được thành lập như thế nào?...
Câu hỏi 2 trang 71 Lịch Sử 8: Trình bày nét chính về tình hình chính trị dưới thời Nguyễn....
Câu hỏi trang 71 Lịch Sử 8: Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế thời Nguyễn....
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX