Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 3: Phản ứng hoá học và năng lượng trong các phản ứng hoá học chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 3: Phản ứng hoá học và năng lượng trong các phản ứng hoá học
Trả lời:
- Khi một chất bị biến đổi hoá học sẽ có chất mới được tạo thành, quá trình này được gọi là phản ứng hoá học.
- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra: xuất hiện chất khí, chất kết tủa; thay đổi màu sắc, mùi; phát sáng, giải phóng hoặc hấp thụ nhiệt năng, …
1. Phản ứng hoá học
Trả lời:
Hỗn hợp sau khi đun nóng không còn tính chất của iron do hỗn hợp này không bị nam châm hút.
Trả lời:
- Chất tham gia: sắt, lưu huỳnh;
- Chất mới tạo thành: iron(II) sulfide (FeS).
Trả lời:
- Chất đầu: hydrogen; nitrogen.
- Sản phẩm: ammonia.
2. Diễn biến của phản ứng hoá học
Câu hỏi thảo luận 3 trang 20 Khoa học tự nhiên 8: Quan sát Hình 3.2, hãy cho biết:
a) trước và sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau.
b) số nguyên tử H cũng như số nguyên tử N có thay đổi không.
Trả lời:
a) Trước phản ứng H liên kết với H; N liên kết với N. Sau phản ứng N liên kết với H.
b) Số nguyên tử H cũng như số nguyên tử N không thay đổi.
3. Một số dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra
Trả lời:
Dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hoá học xảy ra:
- Hình 3.3: có sự phát sáng và giải phóng nhiệt năng;
- Hình 3.4: đường chuyển từ màu trắng sang màu nâu rồi màu đen;
- Hình 3.5: xuất hiện bọt khí.
- Hình 3.6: có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng.
a) Đinh sắt để lâu trong không khí sẽ xuất hiện lớp gỉ sét màu nâu bám bên ngoài đinh sắt.
b) Dùng củi để nhóm lửa để sưởi ấm.
Trả lời:
Dấu hiệu của phản ứng hoá học xảy ra:
a) Xuất hiện lớp gỉ sét màu nâu bám bên ngoài đinh sắt.
b) Có sự phát sáng và giải phóng nhiệt năng
4. Năng lượng trong phản ứng hoá học
Trả lời:
- Giống nhau: Đều có sự thay đổi năng lượng.
- Khác nhau:
+ Phản ứng toả nhiệt: giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
+ Phản ứng thu nhiệt: nhận năng lượng từ môi trường xung quanh.
Trả lời:
- Đốt cháy cồn: cồn cháy, toả nhiều nhiệt;
- Cho vôi sống vào nước: nước sôi, toả nhiều nhiệt.
a) Ngọn nến đang cháy.
b) Hoà tan viên vitamin C sủi vào nước.
Trả lời:
a) Ngọn nến đang cháy: phản ứng toả nhiệt;
b) Hoà tan viên vitamin C sủi vào nước: phản ứng thu nhiệt.
Trả lời:
Do xăng, dầu, than dễ cháy và khi cháy toả nhiều nhiệt nên được sử dụng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất
Trả lời:
Nguồn nhiệt này chủ yếu được tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu.