Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

3.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

Mở đầu trang 16 Khoa học tự nhiên 8: Chúng ta dễ bắt gặp những sự biến đổi đơn giản của chất trong đời sống. Ví dụ kem sẽ tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian, trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt, … những biến đổi này có giống nhau không? Chúng thuộc loại biến đổi nào?

Chúng ta dễ bắt gặp những sự biến đổi đơn giản của chất trong đời sống

Trả lời:

Những biến đổi này không giống nhau.

+ Kem tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian là biến đổi vật lí.

+ Trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt là biến đổi hoá học.

1. Sự biến đổi vật lí

Câu hỏi thảo luận 1 trang 16 Khoa học tự nhiên 8: Sau Thí nghiệm 1, tờ giấy A4 bị cắt ra có thay đổi so với tờ giấy A4 còn lại? Vật liệu làm nên tờ giấy A4 có bị biến đổi không?

Sau Thí nghiệm 1, tờ giấy A4 bị cắt ra có thay đổi so với tờ giấy A4 còn lại

Trả lời:

Sau thí nghiệm 1 tờ giấy A4 bị cắt ra không thể ghép lại được như tờ giấy A4 ban đầu.

Tuy nhiên vật liệu làm tờ giấy A4 không bị biến đổi.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 16 Khoa học tự nhiên 8: Ở Thí nghiệm 2, đã có những biến đổi nào xảy ra với viên nước đá? Hãy kể tên của những quá trình biến đổi đó.

Ở Thí nghiệm 2, đã có những biến đổi nào xảy ra với viên nước đá

Trả lời:

Các biến đổi xảy ra đối với viên nước đá:

+ Quá trình viên nước đá từ thể rắn chuyển sang thể lỏng, quá trình này còn được gọi là quá trình nóng chảy.

+ Quá trình nước lỏng chuyển sang hơi, quá trình này còn được gọi là quá trình bay hơi.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 16 Khoa học tự nhiên 8: Trong quá trình thay đổi trạng thái, chất tạo nên nước đá có bị biến đổi không?

Trả lời:

Trong quá trình thay đổi trạng thái, chất tạo nên viên nước đá không bị biến đổi.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 17 Khoa học tự nhiên 8: Kết quả thu được từ 3 thí nghiệm trên có làm biến đổi về chất không? Vì sao?

Trả lời:

Kết quả thu được từ 3 thí nghiệm này không làm biến đổi về chất chỉ có sự biến đổi về hình dạng, trạng thái, kích thước…

Câu hỏi thảo luận 5 trang 17 Khoa học tự nhiên 8: Dấu hiệu nào cho ta biết một chất bị biến đổi vật lí?

Trả lời:

Dấu hiệu cho biết một chất bị biến đổi vật lí: Khi vật thể bị biến đổi về hình dạng, trạng thái, kích thước, … mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu.

Luyện tập trang 17 Khoa học tự nhiên 8: Hãy kể thêm một số ví dụ về biến đổi vật lí trong cuộc sống.

Trả lời:

Một số ví dụ về biến đổi vật lí trong cuộc sống:

- Nghiền gạo thành bột gạo.

- Nước lỏng đông lại thành nước đá khi đưa vào tủ lạnh.

- Băng tuyết tan vào mùa hè.

- Cắt nhỏ đoạn dây thép …

Vận dụng trang 17 Khoa học tự nhiên 8: Hiệu ứng nhà kính gây nên những sự biến đổi lớn cho Trái Đất, trong đó, một điều đáng lo ngại chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực). Hiện tượng này xảy ra có phải là sự biến đổi vật lí không? Giải thích

Trả lời:

Hiện tượng băng tan là hiện tượng vật lí, do chỉ diễn ra sự thay đổi trạng thái (băng từ thể rắn chuyển sang nước thể lỏng) mà không có sự tạo thành chất mới.

2. Sự biến đổi hoá học

Câu hỏi thảo luận 6 trang 17 Khoa học tự nhiên 8: Hãy nêu hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm (1) và ống nghiệm (2)

Hãy nêu hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm (1) và ống nghiệm (2)

Trả lời:

Hiện tượng:

+ Ống nghiệm (1) có khí thoát ra;

+ Ống nghiệm (2) có kết tủa trắng xuất hiện.

Câu hỏi thảo luận 7 trang 17 Khoa học tự nhiên 8: Dấu hiệu nào cho thấy đã có sự biến đổi chất ở Thí nghiệm 2?

Trả lời:

Dấu hiệu cho thấy có sự biến đổi chất ở Thí nghiệm 2: có kết tủa trắng xuất hiện.

Câu hỏi thảo luận 8 trang 18 Khoa học tự nhiên 8: Hãy mô tả hiện tượng quan sát được ở Thí nghiệm 2 và cho biết sản phẩm sau khi mảnh magnesium đã bị đốt với mảnh magnesium ban đầu có gì khác nhau.

Trả lời:

Điểm khác giữa mảnh magnesium ban đầu và sau khi đốt:

+ Màu sắc;

+ Mảnh sau khi đốt dễ bóp vụn hơn.

Luyện tập trang 18 Khoa học tự nhiên 8: Trong đời sống có nhiều hiện tượng về biến đổi hoá học, hãy kể thêm vài ví dụ cho biến đổi này. Dấu hiệu chính để phân biệt biến đổi hoá học với biến đổi vật lí là gì?

Trả lời:

Một số ví dụ có sự biến đổi hoá học:

- Củi cháy thành than.

- Con dao bằng sắt bị gỉ.

- Cơm bị thiu.

Dấu hiệu chính để phân biệt biến đổi hoá học với biến đổi vật lí: có sự tạo thành chất mới.

Vận dụng trang 18 Khoa học tự nhiên 8: Hãy tìm một số ví dụ để thấy được những lợi ích của biến đổi vật lí và biến đổi hoá học phục vụ cho cuộc sống của con người.

Trả lời:

Một số ví dụ cho thấy lợi ích của biến đổi vật lí và biến đổi hoá học phục vụ cho cuộc sống của con người:

+ Đốt cháy khí gas dùng trong đun nấu.

+ Đốt cháy nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, luyện gang, thép…

+ Phơi khô thóc, ngô … để bảo quản được lâu hơn

Đánh giá

0

0 đánh giá