Giáo án KTPL 10 Bài 3 (Cánh diều 2024): Thị trường | Giáo án Kinh tế pháp luật 10

2.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 3: Thị trường sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KTPL 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 200k mua trọn bộ Giáo án Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Kinh tế Pháp luật 10 Bài 3: Thị trường

I. MỤC TIÊU

a) Kiến thứcNêu được khái niệm thị trường, liệt kê các loại thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường.

b) Về phẩm chất

Chăm chỉ: Thường xuyên tìm hiểu tình hình thị trường ở địa phương từ đó có những điều chỉnh thích hợp để phù hợp với bản thân.

Trách nhiệm: Thể hiện ở việc học sinh có ý thức tôn trọng các chủ thể kinh tế khi tham gia vào thị trường, có thái độ và ứng xử phù hợp

c. Về năng lực

Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự giác điều chỉnh việc tiêu dùng của bản thân cho phù hợp với các diễn biến của thị trường

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế -  hội: Tham gia có trách nhiệm vào các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh. Đấu tranh với các hành vi trái pháp luật kinh doanh

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập tư liệu báo chí, thông tin, clip.

- Các hình ảnh, video, về thị trường, các bài viết nói về các chức năng cơ bản của thị trường, hình ảnh phù hợp với các loại thị trường

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1:

1. Hoạt động: mở đầu

a) Mục tiêu. Phân biệt được các nhân tố cơ bản tham gia vào thị trường

b) Nội dung. Học sinh cùng nhau đóng vai để thể hiện một hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa.

Xác định nơi diễn ra hoạt động trao đổi.

Ở đó, các chủ thể trao đổi, mua bán sản phẩm gì?

Giá cả được thoả thuận như thế nào?

c) Sản phẩm.

- Học sinh thực hành được hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa với nhau

- Thấy được các chủ thể tham gia vào thị trường, các mối quan hệ trên thị trường

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV cho học sinh nghiên cứu xây dựng kịch bản, phân công nhiệm vụ và tiến hành đóng vai

Những học sinh không tham gia đóng vai suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh cùng nhau thực hiện nhiệm vụ đóng vai.

Học sinh còn lại suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên nhận xét về việc đóng vai của các bạn học sinh

- Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi.

- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Khi tham gia vào thị trường một cá nhân có thể đóng những vai trò nào

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày

- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

Gv nhấn mạnh:

Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, khi tham gia thị trường với những vai trò khác nhau, mỗi chúng ta cần hiểu rõ bản chất, chức năng của thị trường và các vấn đề liên quan.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm thị trường

a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm thị trường

b) Nội dung. Học sinh cùng làm việc nhóm, các nhóm cùng nhau qua sát hình ảnh 1 và 2 trả lời câu hỏi sau

Em hãy xác định các chủ thể kinh tế xuất hiện trong hình ảnh. Các chủ thể trên đang tiến hành hoạt động gì? ở đâu?

Để các hoạt động này diễn ra, các chủ thể kinh tế nêu trên cần thoả thuận với nhau điều gì?

Những quan hệ nào được xác lập trong quá trình mua bán ở các hình ảnh trên?

c) Sản phẩm.

- HS chỉ ra được

+ Các chủ thể kinh tế xuất hiện trong hình ảnh: chủ thể sản xuất,tiêu dùng, trung gian.

+ Các chủ thể đang tiến hành hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa ở chợ và siêu thị

+ Để các hoạt động này diễn ra, các chủ thể kinh tế trao đổi với nhau về giá cả và số lượng hàng hóa

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV tổ chức chia nhóm lớp ( 4 nhóm)

- GV yêu cầu các nhóm học sinh nghiên cứu hình ảnh 1, 2 trong sách giáo khoa

- Học sinh làm việc theo nhóm của mình, suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Em hãy xác định các chủ thể kinh tế xuất hiện trong hình ảnh. Các chủ thể trên đang tiến hành hoạt động gì? ở đâu?

Để các hoạt động này diễn ra, các chủ thể kinh tế nêu trên cần thoả thuận với nhau điều gì?

Những quan hệ nào được xác lập trong quá trình mua bán ở các hình ảnh trên?

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.

- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên gọi 2 nhóm cử học sinh đứng lên chia sẻ  nội dung tìm hiểu của nhóm mình

- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.

- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Thị trường gắn liền với mối quan hệ giữa ai với ai, sự tác động qua họ nhằm mục đích gì

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét bài trả lời của các nhóm đã được yêu cầu trình bày và nhóm tiến hành nhận xét

- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của chủ thể sản xuất trong đời sống xã hội

Gv nhấn mạnh:

Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá. Theo nghĩa rộng, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ

1. Khái niệm thị trường

Thị trường là nơi các chủ thề kinh tế gặp nhau để xác định số lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ khi mua và bán, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên.

Các yếu tố cơ bản của thị trường là hàng hoá. tiền tệ, giá cả. nguời mua, người bán.

Các quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ hàng hoá – tiền tệ, quan hệ mua - bán, quan hệ cung - cầu.

 

 

TIẾT 2

Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Các loại thị trường

a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được các loại thị trường, cách phân chia các loại thị trường

b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nhau nghiên cứu các thông tin trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi

Em hãy cho biết trong hai thông tin trên, nếu xét theo đối tưng sản phm được đưa ra mua bán thì th trưng được phân loại như thế nào?

Em hãy cho biết các sản phẩm trong hai thông tin trên có vai trò gì đối với sản xuất và tiêu dùng? Căn cứ vào vai trò đó có thể phân chia thị trường thành những loại nào?

Theo em xét theo phạm vi không gian thép được tiêu thụ ở đâu?

Thông tin 2 cho em biết điều gì về cách thức gặp nhau giữa các chủ thể của thị trường vải thiều?

c) Sản phẩm.

- HS chỉ ra được

a) Nếu xét theo đối tượng sản phẩm được đưa ra mua bán thì thị trường được phân loại:

 - Thông tin 1: Thị trường thép.

 - Thông tin 2: Thị trường vải thiều.

b) Vai trò của các sản phẩm trong hai thông tin bên đối với sản xuất và tiêu dùng:

Thông tin 1:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án KTPL 10 Cánh diều Bài 3.

Để mua Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ

Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá