Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tuần 26

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tuần 26 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tuần 26

Phần I. Đọc hiểu

Chuyện hoa, chuyện quả

Trong vườn có mắt: quả na

Có tại mộc nhĩ, có hoa loa kèn.

Quả mồng tơi mực tím đen

Cà rốt bút đỏ gi đem ra đồng.

Quả bí ngô: cái đèn lồng

Sao xanh quả khế, ớt cong sừng bò.

Bao nhiêu hoa trái thơm tho

Trong vườn như một cái kho của đầy.

Bàn tay người chăm cho cây

Cây cho trái chín, hoa này, nụ kia

Lặng thầm đất cũng say sưa

Chắt chiu màu mỡ bốn mùa nuôi cây.

Lê Hồng Thiện

1. Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài? Vì sao?

2. Dòng thơ nào trong bài nói về đóng góp của con người với khu vườn?

3. Hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì?

Phần II. Luyện tập

4.  Điền chữ d hoặc gi vào chỗ trống:

…..ọc theo những …..òng kênh là những rặng bần cùng những hàng dừa nước. Mặc cho mưa bão, bần vẫn dẻo …..ai vươn cao, lá vẫn mướt xanh hiền lành ……ữa đám dừa nước xanh rì. Mùa bản đơm hoa, muôn vàn bông hoa ……ản dị hiền hoà đung đưa theo gió.

Theo Duyên Hương

5. Gạch dưới câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép:

a. Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thùng xuống gọi to: "Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?". Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.

Nguyễn Đình Thi                     

b. Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất: “Ong đất này, ông đất hãy bay tới đám cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thấy một món quà sẽ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất". Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về.

Xuân Quỳnh 

c. Kiến ở động quả. Thành ngữ "đông như kiến" thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.

Theo Tô Hoài

* Tác dụng của dấu ngoặc kép: ……………

6.  Điều dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong từng câu sau. Giải thích lí do em điền.

a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.

b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.

c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi!

Phần III. Viết

Viết một đoạn văn về tình cảm của em với cảnh đẹp quê hương.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần I. Đọc hiểu

1.

Em thích hình ảnh so sánh "ớt cong sừng bò". vì qua hình ảnh ta hình dung được quả ớt cong và rất khỏe, cách so sánh rất độc đáo và mới lạ.

2.

Dòng thơ trong bài nói về đóng góp của con người với khu vườn:

Bàn tay người chăm cho cây

Cây cho trái chín, hoa này, nụ kia

3.

Hai dòng thơ cuối bài lên rằng: ngoài bàn tay của người chăm sóc, để có được hoa thơm, trái ngọt đất cũng góp phần chắt chiu màu mỡ để nuôi trồng.

Phần II. Luyện tập

4.

Dọc theo những dòng kênh là những rặng bần cùng những hàng dừa nước. Mặc cho mưa bão, bần vẫn dẻo dai vươn cao, lá vẫn mướt xanh hiền lành giữa đám dừa nước xanh rì. Mùa bản đơm hoa, muôn vàn bông hoa giản dị hiền hoà đung đưa theo gió.

5.

a. "Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?".

b. “Ong đất này, ông đất hãy bay tới đám cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thấy một món quà sẽ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất".

c. "đông như kiến".

=> Tác dụng của dấu ngoặc kép:

+ Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

+ Trích dẫn

6.

a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: “Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.”

b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: “Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.”

c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: “Tết đã đến thật rồi!”

* Có thể thêm dấu ngoặc kép vào vị trí đó vì: trích dẫn trực tiếp lời nhân vật

Phần III. Viết

Đoạn văn tham khảo

                Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, tình cảm đó lại được biểu hiện theo một cách riêng. Nếu trong những năm tháng chiến tranh, nhân dân Việt Nam cùng đồng lòng để đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Biết bao nhiêu con người đã hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân. Thì khi đất nước được hòa bình, chúng ta lại yêu quê hương, đất nước với nhiều hành động khác. Mỗi người luôn nhớ về nguồn cội, biết ơn thế hệ trước. Chúng ta cố gắng học tập để trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý thức cần phải coi trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Tình yêu quê hương, đất nước cũng có thể đến từ nhiều điều nhỏ bé như yêu con đường, xóm làng hay cánh đồng… Như vậy, chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng và ý thức phát huy tình cảm tốt đẹp này.

Xem thêm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29

Đánh giá

0

0 đánh giá