Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tuần 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tuần 12 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tuần 12

Phần I. Đọc hiểu

Đồng hồ Mặt Trời

1. Lúc nhỏ, I-sắc Niu-tơn là cậu bé ít nói nhưng rất thích tìm tòi, sáng chế. Cậu thường xuyên tự thiết kế và làm ra các đồ chơi tinh xảo.

2. Năm hơn mười tuổi, trên đường đi học, Niu-tơn quan sát thấy bóng của mình cứ chạy dài ở đằng trước. Đến trưa thì cái bóng ngắn lại. Buổi chiều, cái bóng đổi hướng và lại dài ra. Mấy ngày liền đều như vậy, cậu cảm thấy Mặt Trời chuyển động có quy luật. Hằng ngày, cậu "đuổi theo" bóng nắng khắp nơi, ghi lại sự thay đổi vị trí của bóng mình theo từng giờ.

3. Từ những điều quan sát được, Niu-tơn đã chế tạo một chiếc đồng hồ bóng nắng có hình tròn. Mặt đồng hồ có khắc nhiều vạch, ở giữa cắm một cái que. Nhờ bóng que đổ xuống các vạch khác nhau mà có thể biết được lúc đó là mấy giờ. Cậu chỉ vào một vạch và nói với bà: “Khi bóng đổ xuống đây thì bà có thể biết là cháu đã tan học."

4. Sau khi làm xong, Niu-tơn đặt đồng hồ ở giữa làng để nó báo giờ cho mọi người. Mỗi lần nhìn thấy "đồng hồ Niu-tơn", mọi người lại nhớ đến cậu bé khéo tay, thông minh của làng mình.

Minh Đức tổng hợp

1. Lúc nhỏ, Niu-tơn thích làm gì?

2. Nhờ đâu Niu-tơn nghĩ đến việc chế tạo một chiếc đồng hồ?

3. Giới thiệu chiếc đồng hồ do Niu-tơn làm.

4. Khi chế tạo đồng hồ xong, Niu-tơn đã làm gì? Vì sao?

5. Đặt một tên khác cho bài đọc.

Phần II. Luyện tập

6. Xếp các từ dưới đây vào 3 nhóm:

Mới mẻ

Chế tạo

Bản nhạc

Độc đáo

Đồng hồ

Tinh xảo

Máy móc

Rô- bốt

Sáng chế

Phát minh

Đặc sắc

Sáng tác

Đèn điện

Du dương

Thí nghiệm

 

Chỉ sản phẩm

Chỉ hoạt động

Chỉ đặc điểm

M: đồng hồ

 

Chế tạo

Tinh xảo

7. Tìm từ ngữ ở bài tập 1 phù hợp với mỗi :

Ê-đi-xơn là nhà khoa học, nhà  vĩ đại của thế giới. Ông đã  ra đèn điện, máy chiếu phim, máy hát... Để  một vật dụng, có khi ông phải tiến hành hàng ngàn . Tài năng, lòng say mê, kiên trì, nhẫn nại của ông đã đem lại cho nhân loại gần 2000 phát minh.

Quang Hy tổng hợp

8. Đặt 1- 2 câu về đặc điểm của một sản phẩm.

M: Chiếc đồng hồ bóng nắng rất tinh xảo.

Phần III. Viết

Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nghệ sĩ mà em yêu quý.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần I. Đọc hiểu

1. Lúc nhỏ, Niu-tơn thích: tìm tòi, sáng chế

2. Niu-tơn nghĩ đến việc chế tạo một chiếc đồng hồ nhờ: quan sát sự di chuyển của cái bóng của mình khi đi dưới ánh Mặt Trời theo một quy luật nhất định hằng ngày.

3. Chiếc đồng hồ do Niu-tơn làm là:

- một chiếc đồng hồ bóng nắng có hình tròn

- mặt đồng hồ có khắc nhiều vạch, ở giữa cắm một cái que

- nhờ bóng que đổ xuống các vạch khác nhau mà có thể biết được lúc đó là mấy giờ

4. Khi chế tạo đồng hồ xong, Niu-tơn đã: đặt đồng hồ ở giữa làng. Để nó báo giờ cho mọi người

5. Gợi ý các tên khác cho bài đọc: Chiếc đồng hồ kì diệu, Đồng hồ Niu-tơn, Sáng chế của Niu-tơn, Phát minh kì diệu, Phát minh của Niu-tơn....

Phần II. Luyện tập

6.

Chỉ sản phầm

Chỉ hoạt động

Chỉ đặc điểm

bản nhạc, đồng hồ, máy móc, rô-bốt, đèn điện

chế tạo, sáng chế, phát minh, sáng tác, thí nghiệm

mới mẻ, độc đáo, tinh xảo, đặc sắc, du dương

7.

 Ê-đi-xơn là nhà khoa học, nhà sáng chê vĩ đại của thế giới. Ông đã phát minh ra đèn điện, máy chiếu phim, máy hát... Để chế tạo một vật dụng, có khi ông phải tiến hành hàng ngàn thí nghiệm. Tài năng, lòng say mê, kiên trì, nhẫn nại của ông đã đem lại cho nhân loại gần 2000 phát minh. 

8.

- Chiếc mũ được thêu rất tỉ mỉ.

- Bức tượng được sơn rất điều tay và đẹp mắt.

- Tủ lạnh có phần vỏ bóng loáng, sạch sẽ, không bám bụi.

Phần III. Viết

Đoạn văn tham khảo

         Cứ mỗi sáng thứ 7 em lại được xem chương trình gặp nhau cuối tuần. Trong đó em yêu thích nhất là chú Tự Long. Với dáng người nhỏ nhắn chú diễn thật là hay và ấn tượng. Chú Tự Long có khuôn mặt tròn tròn và nổi bật nhất trên khuôn mặt chú đó chính là nụ cười tươi tắn, dễ gần. Chú có cặp mắt đen tròn, khuôn mặt chú lúc nào cũng tươi tỉnh, hiền hòa với mọi người khiến mọi người ai cũng yêu quí. Miệng chú lúc nào cũng dành nụ cười cho mọi người nên ai cũng cảm thấy gần gũi, có lẽ vì thế chú sinh ra để diễn hài. chú diễn hài rất thành công, chắc là nhờ ánh mắt nhân hậu và khả năng nói tài tình. Dáng người chú không to nhưng trông chú vẫn khỏe khoắn. Chân tay khéo léo, nào là múa hát tăng lên vẻ sinh động cho vở hài. Hình ảnh chú trên màn ảnh nhỏ thật là khó có thể nào quên. Em mong sau này cũng là một nghệ sĩ hài tài như chú Tự Long vậy, chú sẽ mãi là thần tượng của em.

Xem thêm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 11

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 12

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 13

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15

Đánh giá

0

0 đánh giá