Giải Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng

1.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh học 11 Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vai trò của các nguyên tố khoáng lớp 11.

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng

Bài giảng Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 trang 21 SGK Sinh học 11: Từ kết quả thí nghiệm được minh họa trên hình 4. 1 có thể rút ra nhận xét gì?

Phương pháp giải:

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cơ thể.
 
Trả lời:
- Thiếu nguyên tố nitơ là một trong các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa sinh trưởng kém (hình 4.1 SGK: chậu ở giữa).
- Thiếu tất cả các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu (trồng trong nước) cây lúa sinh trưởng rất kém (hình 4.1 SGK: chậu bên phái).
-> Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng có vai trò rất quan trọng đối với thực vật.
 
Trả lời câu hỏi 2 trang 21 SGK Sinh học 11: Dựa theo nội dung của bảng 4, hãy khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
 
Phương pháp giải:
Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cơ thể.
 
Trả lời:
Khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu:
- Các nguyên tố đại lượng là thành phần của các đại phân tử trong tế bào (prôtêin, axit nuclêcic, lipit...) cấu trúc nên các thành phần cơ bản trong tế bào, có ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh.
- Các nguyên tố vi lượng là thành phần của hầu hết các enzim, hoạt hóa các enzim... tham gia vào quá trình điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật.
 
Trả lời câu hỏi 3 trang 23 SGK Sinh học 11: Dựa vào đồ thị trên hình 4.3 hãy rút ra nhận xét về liều lượng phân bón hợp lí để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt nhất mà không gây ô nhiễm môi trường.
Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 1)
Phương pháp giải:
So sánh liều lượng phân bón ở các mức khác nhau tương ứng với sự phát triển của cây được bón.
 
Trả lời: 
Nên bón liều lượng phân hợp lí đối với từng giống và từng loài cây để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt mà không gây ô nhiễm môi trường.Liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết sẽ không chỉ độc hại với cây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính (cấu trúc) của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi và khi bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Nếu liều lượng phân bón quá thấp thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển chậm.
 
Câu hỏi và bài tập (trang 24 SGK Sinh học 11)
 
Bài 1 trang 24 SGK Sinh học 11: Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loại cây trồng ?
 
Phương pháp giải:
Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.→ Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.
 
Trả lời:
- Khi bón lượng phân quá lớn, cây dùng không hết sẽ trở thành lượng dư thừa trong đất, thay đổi tính chất lí hóa của đất, ô nhiễm môi trường.
- Lượng phân bón tồn dư trong cơ thể thực vật sẽ dễ dẫn đến tác dụng không mong muốn và có thể gây ngộ độc cho sinh vật sử dụng.
- Mỗi giống cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau, thời điểm bón phân phải phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, phù hợp với điều kiện thời tiết,… để cây có thể hấp thụ tốt nhất và sử dụng hiệu quả
- Bón phân hợp lí giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
 
Bài 2 trang 24 SGK Sinh học 11: Hãy liên hệ với thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây?
 
Phương pháp giải:
Các nhân tố môi trường (độ thoáng của đất, độ pH, lượng vi sinh vật, nhiệt độ,…) ảnh hưởng đến độ hòa tan của muối khoáng.
 
Trả lời: 
Trong thực tế đã có rất nhiều biện pháp được sử dụng để chuyển muối khoáng về dạng hòa tan, giúp cây dễ dàng hấp thụ:     
- Cày lật đất     
- Phơi ải đất     
- Bón vôi khử trùng đất     
- Bổ sung vi sinh vật bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học     
- Lên luống trồng cây, làm rãnh thoát nước     
- Tưới tiêu hợp lí     
- Xỉa lật đất quanh các gốc cây trồng     
- Làm cỏ     
- Bón phân phối hợp,…
 
Lý thuyết Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng
 
I. NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY
1. Định nghĩa
- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây là:
+ Những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
+ Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
+ Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
2. Phân loại-
Các nguyên tố khoáng là: Gồm 17 nguyên tố: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg,Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn. Trong đó:
+ Nguyên tố đại lượng gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.
+ Nguyên tố vi lượng gồm: , Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.
3. Dấu hiệu nhận biết cây thiếu dinh dưỡng
- Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện bằng những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá hoặc lá bị biến dạng:
+ Thiếu đạm (N): lá vàng nhạt, cây cằn cỗi
+ Thiếu lân (P): lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.
+ Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.
+ Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.
Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 2)
II. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY
Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây trồng:
- Tham gia vào thành phần các chất cấu tạo nên chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan.
- Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lý trong cây
+ Thay đổi các đặc tính lý hóa của chất keo nguyên sinh
+ Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất
+ Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây
- Tăng tính chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của môi trường
Giải Sinh học 11 Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng (ảnh 1)
 
III. NGUỒN CUNG CẤP CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG CHO CÂY
1. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây
- Muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hoà tan (dạng ion).
+ Dạng hòa tan (ion): cây hấp thụ được
+ Dạng không hòa tan: Cây không hấp thụ được, phải chuyển háo thành dạng hòa tan nhờ vào cấu trúc đất (hàm lượng nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật)
- Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như hàm lượng nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất. Các yếu tố này lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc đất.
2. Phân bón cho cây trồng
- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.→ Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.
 
 
Đánh giá

0

0 đánh giá