Giải SGK Công nghệ 11 Bài 20 (Kết nối tri thức): Các hệ thống trong động cơ đốt trong

2.9 K

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 11 Bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 11 Bài 20 từ đó học tốt môn Công nghệ 11.

Giải bài tập Công nghệ lớp 11 Bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong

Mở đầu trang 99 Công nghệ 11: Hình 20.1 thể hiện hai trong số các hệ thống chính của động cơ đốt trong. Hãy quan sát và cho biết tên gọi, vai trò của hai hệ thống đó.

Hình 20.1 thể hiện hai trong số các hệ thống chính của động cơ đốt trong

 

Lời giải:

Đó là hệ thống khởi động và hệ thống bôi trơn.

I. Hệ thống bôi trơn

Khám phá trang 100 Công nghệ 11: Quan sát Hình 20.2 và thực hiện các nhiệm vụ:

- Gọi tên các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (13)

- Dầu bôi trơn được đưa đến bề mặt của những chi tiết nào?

- Bộ phận nào có chức năng làm sạch dầu, bộ phận nào làm mát dầu?

Quan sát Hình 20.2 và thực hiện các nhiệm vụ Gọi tên các chi tiết

Lời giải:

* Gọi tên các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (13):

1: Các te

2: Lưới lọc

3: Bơm

4: Van an toàn bơm dầu

5: Van an toàn lọc dầu

6: Lọc dầu

7: Van khống chế lưu lượng dầu qua két làm mát

8: Két làm mát

9: Đồng hồ báo áp suất dầu

10: Đường dầu chính

11, 12, 13: Các đường dầu phụ

* Dầu bôi trơn được đưa đến bề mặt của những chi tiết: trục khuỷu, thanh truyền, pit tông, trục cam, …

* Bộ phận có chức năng làm sạch dầu: lưới lọc dầu và bầu lọc dầu.

* Bộ phận làm mát dầu: két làm mát

Kết nối năng lực trang 100 Công nghệ 11:

- Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức, hãy liệt kê các nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ dầu quá cao, áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép.

- Qua sách báo và internet em hãy cho biết tại sao và khi nào cần phải thay dầu bôi trơn cho động cơ đốt trong?

Lời giải:

- Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ dầu quá cao: do dầu đi bôi trơn các bề mặt chi tiết, hấp thụ nhiệt từ chi tiết nên nhiệt độ dầu nóng lên

- Áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép: lượng dầu bơm vào đường ống liên tục, đường ống không thay đổi dẫn đến áp suất dầu tăng.

- Phải thay dầu bôi trơn vì dầu bẩn, hiệu quả sử dụng giảm nên cần thay.

- Phải thay dầu bôi trơn theo định kì tùy loại động cơ.

II. Hệ thống làm mát

Khám phá trang 101 Công nghệ 11: Quan sát Hình 20.3 và thực hiện các nhiệm vụ:

- Gọi tên, xác định vị trí các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (11) của hệ thống làm mát.

- Khi quạt gió (7) quay, gió được hút vào hay thổi ra.

- Trên các đường ống dẫn nước, màu đỏ, màu xanh thể hiện điều gì?

Quan sát Hình 20.3 và thực hiện các nhiệm vụ Gọi tên, xác định vị trí các chi tiết

Lời giải:

- Gọi tên, xác định vị trí các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (11) của hệ thống làm mát:

1: Thân máy

2: Nắp máy

3: Đường nước nóng

4: Van hằng nhiệt

5: Két nước

6: Giàn ống của két nước

7: Quạt gió

8: Ống nước tắt về bơm

9: Pully dẫn động quạt gió

10: Bơm nước

11: Ống phân phối nước lạnh

- Khi quạt gió (7) quay, gió được hút vào để làm mát động cơ và tăng tốc độ làm mát nước trong giàn ống.

- Trên các đường ống dẫn nước, màu đỏ thể hiện nước nóng, màu xanh thể hiện nước lạnh.

Kết nối năng lực trang 102 Công nghệ 11: Em hãy tìm hiểu và cho biết có những loại nước làm mát nào được sử dụng. Tại sao người ta lại pha thêm chất phụ gia vào nước làm mát?

Lời giải:

- Những loại nước làm mát được sử dụng: Nước làm mát có rất nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau như: màu hồng, màu xanh lá, màu đỏ, màu cam, màu xanh dương.

- Người ta lại pha thêm chất phụ gia vào nước làm mát để ức chế ăn mòn.

III. Hệ thống nhiên liệu

Khám phá trang 103 Công nghệ 11: Quan sát Hình 20.5 và cho biết:

- Đặc điểm của họng khuếch tán.

- Bộ phận, chi tiết nào giữ cho lượng xăng trong buồng phao luôn ở mức không đổi?

- Nếu thùng xăng đặt ở vị trí thấp hơn buồng phao thì có ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ không? Ảnh hưởng như thế nào?

Quan sát Hình 20.5 và cho biết Đặc điểm của họng khuếch tán

Lời giải:

- Đặc điểm của họng khuếch tán: tiết diện thu nhỏ để tăng tốc độ không khí khi đi qua.

- Bộ phận, chi tiết giữ cho lượng xăng trong buồng phao luôn ở mức không đổi là kim tiết lưu.

- Nếu thùng xăng đặt ở vị trí thấp hơn buồng phao thì có ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ. Đó là quá trình lọc xăng diễn ra khó khăn hơn.

Khám phá trang 104 Công nghệ 11:Quan sát Hình 20.7 và cho biết các bầu lọc trên hệ thống có thể hoán đổi vị trí được không?

Quan sát Hình 20.7 và cho biết các bầu lọc trên hệ thống có thể hoán đổi vị trí được không?

Lời giải:

Các bầu lọc chắc chắn không thể đổi vị trí cho nhau.

Kết nối năng lực trang 104 Công nghệ 11: Qua bài học và kết hợp tìm hiểu thêm trong sách báo, internet em hãy cho biết:

- Tại sao dầu diesel cần phải được phun tơi với áp suất cao?

- Thông thường áp suất dầu diesel phun có giá trị khoảng bao nhiêu?

Lời giải:

- Dầu diesel cần phải được phun tơi với áp suất cao vì phun tơi để dễ hòa trộn với không khí, phun với áp suất cao để tạo hòa khí coa áp suất cao để bốc cháy.

- Áp suất dầu diesel phun có giá trị lên đến 1500 bar.

IV. Hệ thống khởi động

Khám phá trang 105 Công nghệ 11: Quan sát Hình 20.8 và cho biết tại sao lò xo số (9) lại đẩy được lõi thép của rơ le điện (10) sang phải ( vị trí ban đầu) khi khóa khởi động (8) tắt và động cơ đốt trong làm việc.

Quan sát Hình 20.8 và cho biết tại sao lò xo số (9) lại đẩy được lõi thép của rơ le điện

Lời giải:

Vì khi có điện, lò xo bị hút nên nén lại, kéo lõi thép sang trái, khi ngắt điện, lò xo bị dãn ra nên đẩy lõi thép sang phải.

V. Hệ thống đánh lửa trên động cơ xăng

Khám phá trang 106 Công nghệ 11: Quan sát Hình 20.10 và cho biết lò xo (8) trong hệ thống có nhiệm vụ gì? Nếu không có lò xo (8) thì hệ thống có làm việc được không?

Quan sát Hình 20.10 và cho biết lò xo (8) trong hệ thống có nhiệm vụ gì?

Lời giải:

Lò xo 8 giúp cho quá trình đóng, mở tiếp điểm.

Không có lò xo 8 thì tiếp điểm không đóng mở được, dẫn đến hệ thống không làm việc được.

Kết nối năng lực trang 107 Công nghệ 11: Qua bài học và kết hợp tìm hiểu thêm trong sách báo, internet, em hãy cho biết hệ thống đánh lửa thường, dùng acquy ( Hình 20.10) có nhược điểm chính nào so với các hệ thống đánh lửa khác?

Qua bài học và kết hợp tìm hiểu thêm trong sách báo, internet, em hãy cho biết hệ thống đánh lửa thường

Lời giải:

* Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng và sửa chữa.

* Nhược điểm: Hoạt động không tốt ở chế độ quay vòng cao và thấp, khởi động khó hơn so với hệ thống đánh lửa điện tử.

VI. Hệ thống xử lí khí thải của động cơ

Khám phá trang 108 Công nghệ 11: Quan sát Hình 20.11 em hãy cho biết nhiệm vụ của van luân hồi EGR trong hệ thống luân hồi khí thải EGR.

Quan sát Hình 20.11 em hãy cho biết nhiệm vụ của van luân hồi EGR trong hệ thống luân hồi

Lời giải:

Nhiệm vụ của van luân hồi EGR trong hệ thống luân hồi khí thải EGR: tuần hoàn khí thải.

Kết nối năng lực trang 108 Công nghệ 11: Em hãy tìm hiểu và cho biết hiện nay có những giải pháp xử lí khí thải nào thường được sử dụng trên ô tô.

Lời giải:

Những giải pháp xử lí khí thải nào thường được sử dụng trên ô tô:

- Bộ xử lý khí thải kiểu xúc tác 3 đường

- Bộ lọc PM

- Bộ xử lý khí thải kiểu oxi hóa dùng cho động cơ diesel

- Bộ xử lý NOx kiểu tích lũy

Vận dụng trang 108 Công nghệ 11: Qua nội dung bài học và tìm hiểu trong thực tế, em hãy cho biết:

- Động cơ xe máy thường sử dụng hệ thống khởi động nào?

- Chi tiết đặc trưng của hệ thống đánh lửa sử dụng trên xe máy hoặc ô tô.

Lời giải:

- Động cơ xe máy thường sử dụng hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

- Chi tiết đặc trưng của hệ thống đánh lửa sử dụng trên xe máy hoặc ô tô là bugi.

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 19: Các cơ cấu trong động cơ đốt trong

Bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong

Bài 21: Khái quát chung về ô tô

Bài 22: Hệ thống truyền lực

Bài 23: Bánh xe và hệ thống treo ô tô

 

Đánh giá

0

0 đánh giá