Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 52 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 11

11.3 K

Tài liệu soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 52 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 52 hay nhất

* Biện pháp tu từ đối

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Chỉ ra các cặp câu hoặc vế câu đối nhau trong những câu thơ dưới đây. Phân tích một cặp đối để thấy các từ ngữ và cấu trúc câu trong cặp ấy đối nhau về những mặt nào.

a)

Khúc sông, bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.

(Ca dao)

b)

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan)

c)

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.

(Nguyễn Khuyến)

Trả lời:

a) Vế câu đối nhau: lở thì đục – bồi thì trong.

→ Cấu trúc đối về mặt nghĩa tương phản.

b) Cặp câu đối nhau:

- Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

→ Hai câu thơ đối ý với nhau (lom khom dưới núi – lác đác bên sông; tiều vài chú – chợ mấy nhà), cấu trúc đối về mặt nghĩa tương hỗ., bổ sung ý cho nhau.

- Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

c) Cặp câu đối nhau:

- Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

→ Hai câu thơ đối ý với nhau (hơi gợn tí – khẽ đưa vèo), cấu trúc đối về mặt nghĩa tương hỗ., bổ sung ý cho nhau.

- Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tìm biện pháp đối trong trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều của nguyễn Du). Biện pháp đối trong đoạn trích giúp người đọc hình dung về hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều như thế nào?

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Kiểu càng sắc sảo, mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Trả lời:

- Biện pháp đối được sử dụng trong đoạn trích: khuân trăng – nét ngài, đầy đặn – nở nang, học – ngọc, cười – thốt, mây – tuyết, thua – nhường, nước tóc – màu da.

- Việc sử dụng biện pháp đối trong trong đoạn trích giúp người đọc hình dung rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.

Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong các đoạn văn đã dẫn.

a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh).

b) Với một nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã hun đúc cho người Hà Nội một nếp sống thanh lịch: từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng,…từ lời ăn tiếng nói đến phong cách làm ăn, suy nghĩ. (Trần Quốc Vượng)

c) Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển. Chúng ta gắn kết với thế giới, chứ không phải chúng ta tan biến vào thế giới. (Nguyễn Sĩ Dũng)

Trả lời:

a) mạnh mẽ - to lớn, sự nguy hiểm – khó khăn, lũ bán nước – lũ cướp nước.

→ Tác dụng: cho thấy sức mạnh của tình yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, nó có thể giúp ta tạo nên một sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù.

b) từng trải – nhẹ nhàng, kiên định – duyên dáng, hào hoa – thanh thoát, sang trọng – không xa hoa, cởi mở - không lố bịch, nhố nhăng.

→ Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp, nếp sống đầy văn hóa thanh lịch của người Hà Nội đã được hun đúc lại qua hàng ngàn năm.

c) sông kết vào với biển – sông tan biến vào trong biển

→ Tác dụng: nhấn mạnh sự “hòa nhập chứ không hòa tan” của con người khi bước vào giai đoạn hội nhập.

Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) giới thiệu một câu đối Tết mà em đã sưu tầm. Đoạn văn cần giúp người đọc thấy được cái hay của biện pháp đối trong câu đối ấy.

Trả lời:

Ở Việt Nam, sự xuất hiện của những câu đối hay treo vào ngày Tết là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, khiến người ta ngập tràn cảm giác ấm áp, yên bình chào đón một năm mới với nhiều điều may mắn. Câu “Xuân an khang thịnh vượng/ Niên phúc thọ miên trường” cũng là một trong câu đối em vô cùng thích bởi ý nghĩa của nó mang lại. Với cặp đối “an khang thịnh vượng – phúc thọ miên trường” mang hy vọng về một năm mới đem tới nhiều bình an, thăng tiến về sự nghiệp, phát triển về kinh tế, địa vị trong công việc, xã hội và sức khỏe thật dồi dào. Câu đối tuy ngắn gọn, xúc tích nhưng thể hiện được tất cả những mong cầu tốt đẹp cho năm mới đủ đầy.

Video bài giảng Văn 11 Thực hành tiếng Việt trang 52 - Cánh diều

Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Thực hành tiếng Việt trang 52

Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

Tự đánh giá: Thề nguyền

Đánh giá

0

0 đánh giá