TOP 10 bài Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa 2024 SIÊU HAY

11.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa Ngữ văn 8 ,Cánh Diều gồm 10 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa

Đề bài: Suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện "Gió lạnh đầu mùa" (Thạch Lam)

Tài liệu VietJack

Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa (Mẫu 1)

Xin chào thầy cô và các bạn. Ở phần Đọc của Bài 1 Truyện ngắn chúng ta đã từng được tìm hiểu về truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”. Đây là tác phẩm nổi tiếng của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống.

Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người.

Truyện không dừng lại ở đó. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Còn với hai chị em Sơn, bà chẳng những không tức giận mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Cả mẹ Sơn hay mẹ Hiên đều là những người phụ nữ đức hạnh, giàu lòng tự trọng. Có thể khẳng định rằng truyện ngắn là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương và lòng nhân ái giữa con người với nhau trong xã hội.

Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc.

Với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.

TOP 10 bài Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa  2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa (Mẫu 2)

“Gió lạnh đầu mùa” là truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam. Đây không chỉ là tác phẩm tiêu biểu mà cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam mà còn chứa đựng giá trị nội dung rất nhân văn, sâu sắc. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc những suy tư về lòng nhân ái trong cuộc sống.

Bối cảnh của truyện là những năm trước Cách mạng của đất nước. Không có tiếng khói bom, lửa đạn, truyện mở đầu bằng khung cảnh mùa đông nơi làng quê Bắc Bộ. Đời sống nhân dân còn nghèo, không có manh áo ấm để mặc. Nhân vật chính là cậu bé Sơn. So với những đứa trẻ trong làng, Sơn có cuộc sống đầy đủ hơn. Cậu và chị gái có những chiếc áo ấm – mơ ước của đám trẻ nhà nghèo. Tưởng như sự ngây ngô của trẻ em, sự phân biệt giàu – nghèo sẽ khiến Sơn khinh thường đám trẻ. Thế nhưng, khi thấy Hiên chỉ có manh áo rách tả tơi, cậu bé đã sẵn sàng cùng chị gái đem cho Hiên chiếc áo của Duyên. Chiếc áo của người em quá cố là kỉ vật thiêng liêng, nay lại một lần nữa sưởi ấm trái tim con người thay vì nằm im trong tủ cũ. Dù rằng, với tâm lí non nớt của trẻ em, hai chị em sợ mẹ trách phạt nên sau đó lại tới nhà Hiên để đòi áo nhưng điều đó không làm lu mờ tấm lòng nhân hậu của Sơn và Lan. Không chỉ vậy, tình nhân ái của truyện còn được thể hiện ở tuyến nhân vật phụ. Mẹ Sơn đã tôn trọng mẹ Hiên, cho bà vay năm hào để may áo cho con gái. Tình thương được hiện lên dưới hình hài của sự tôn trọng. Hơn nữa, bà cũng không trách phạt các con mà lại khen ngợi hành động của hai chị em Sơn.

Từ “Gió lạnh đầu mùa”, ta thấy được ý nghĩa của lòng nhân ái trong đời sống hằng ngày. "Nhân" là người, "ái" là yêu. Lòng nhân ái, không gì khác chính vì tinh thần yêu thương con người, "Lá lành đùm lá rách". Sự nhân ái hiện hữu ngay trước mắt ta, đơn giản mà quý giá vô cùng. Biết cảm thông trước nỗi buồn của người khác, biết giúp đỡ khi người xung quanh gặp khó khăn, trân trọng những điểm khác biệt giữa người với người đều là biểu hiện cho tinh thần nhân ái. Nhân ái, yêu thương là sợi dây gắn kết con người một cách tự nhiên và bền chặt nhất, khiến sự tồn tại của ta trở nên ý nghĩa. Trong những giờ phút hoạn nạn, lòng nhân ái nâng đỡ và cho ta động lực sống. Niềm vui nhân đôi và nỗi buồn sẽ vơi bớt khi con người biết san sẻ vì nhau. Một xã hội được xây dựng trên cơ sở của tình yêu và sự công bằng là một xã hội văn minh. Nếu sống mà không có tình yêu thương, con người sẽ cô đơn, tẻ nhạt, ích kỉ biết bao!

Dù tồn tại trên trang sách hay giữa đời thực, lòng nhân ái luôn luôn sưởi ấm trái tim con người. Thế giới xô bồ đôi khi khiến ta quên đi rằng tâm hồn mình và những người xung quanh cũng cần được nâng niu. Sống không chỉ là “nhận” mà còn phải biết “cho” nên chúng ta hãy sống như Sơn, biết yêu thương và cảm thông.

Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa (Mẫu 3)

Những truyện ngắn của Thạch Lam thường nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng sâu sắc. Một trong số đó phải kể đến Gió lạnh đầu mùa, gửi gắm bài học giá trị về lòng nhân ái.

Các nhân vật trong truyện đều hiện lên với tấm lòng nhân hậu bao dung, trước hết phải kể đến Sơn. Có thể thấy, Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh. Nhưng không vì thế mà Sơn trở nên kiêu ngạo hay xa cách. Đối với bọn trẻ con trong xóm, Sơn vẫn thường xuyên chơi cùng và tỏ ra thân thiết.

Không chỉ riêng Sơn, Lan cũng là một cô gái tinh tế, tốt bụng. Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả Sơn và Lan đều cảm thấy thương xót cho con bé. Lúc này, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với Lan. Hai chị em thảo luận một hồi rồi quyết định về nhà lấy chiếc áo bông đem cho Hiên. Chi tiết Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo, còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui” gợi ra những tình cảm chân thành, đẹp đẽ của hai nhân vật này.

Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Rõ ràng, khi đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, người đọc cảm nhận được tình yêu thương giữa con người bao trùm lấy toàn bộ câu chuyện.

Lòng nhân ái rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Bởi xã hội còn rất nhiều người có hoàn cảnh đáng thương. Đặc biệt hơn cả, khi chúng ta giúp đỡ người khác sẽ khiến bản thân cảm thấy hạnh phúc, thanh thản. Lòng nhân ái chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để bài học lớn về lòng nhân ái.

TOP 10 bài Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa  2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa (Mẫu 4)

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc, gửi gắm bài học về lòng nhân ái.

Trước hết, lòng nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ, cũng như có sự thấu hiểu với những người xung quanh, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn. Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, lòng nhân ái được thể hiện qua nhiều nhân vật.

Tiêu biểu nhất là chị em Lan và Sơn. Dù xuất thân trong gia đình có hoàn cảnh khá giả. Nhưng chị em Sơn không hề tỏ ra kiêu ngạo hay coi thường những đứa trẻ nghèo nơi xóm chợ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Và đặc biệt là khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho Hiên thể hiện tấm lòng nhân hậu của hai đứa trẻ.

Về đến nhà, hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Ở đây, nhân vật mẹ Sơn cũng là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Đó chính là tấm lòng vị tha cũng như giàu lòng yêu thương của người mẹ.

Chúng ta sinh ra đều có những hoàn cảnh khác nhau. Cuộc sống của mỗi người có sung sướng, hạnh phúc nhưng cũng có nghèo khổ, bất hạnh. Chính vì vậy, sự lòng nhân ái là thực sự cần thiết. Bởi điều đó sẽ giúp cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Người cho cảm thấy hạnh phúc, còn người nhận sẽ cảm thấy ấm lòng hơn.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Tác phẩm đã giúp người đọc hiểu hơn về giá trị của tình yêu thương giữa con người.

Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa (Mẫu 5)

Như mọi người đã biết, lòng nhân ái chính là một trong những đức tính vô cùng đáng quý của nhân dân Việt Nam ta. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là qua truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" của nhà văn Thạch Lam.

Trước tiên, có thể hiểu nhân ái chính là yêu thương con người. Sự yêu thương ấy có thể được thể hiện ở nhiều khía cạnh: thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động,... Trong cuộc sống, ta có thể thấy điều này trong các hoạt động diễn ra hàng ngày. Nào là những hộp cơm từ thiện đến từ các các lạc bộ, đoàn trường đại học. Nào là những sự kiện, chương trình nhân đạo được Nhà nước tổ chức, phát sóng trên truyền hình. Đặc biệt phải kể đến hoạt động ủng hộ đồng bào miền Trung mỗi đợt bão lũ, thiên tai. Tất cả đều nhằm lan truyền thông điệp tích cực về sự đùm bọc, san sẻ vào đạo lí "lá lành đùm lá rách".

Trong truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa", nhà văn Thạch Lam cũng thể hiện được giá trị tốt đẹp ấy một cách vô cùng tinh tế. Ông đã khắc họa hoàn cảnh trái ngược giữa hai chị em Lan, Sơn với lũ trẻ nhà nghèo. Từ đó, nói lên cái khác biệt về điều kiện sống của con người. Hai chị em Sơn không những không chê bai lũ trẻ mà còn rất thích chơi với chúng. Điều này thể hiện sự hồn nhiên, vô tư trong tâm hồn non nớt của những đứa trẻ. Thậm chí, khi thấy cái Hiên co ro trong tiết trời lạnh giá, hai chị em Sơn còn quyết định về nhà lấy cái áo bông cũ để cho bạn. Chỉ với chi tiết ấy, tác giả đã làm nổi bật tinh thần tương thân tương ái giữa con người, đặc biệt khi đó chỉ là những đứa trẻ tuổi còn rất nhỏ. Lòng nhân ái còn xuất hiện ở mẹ của hai chị em Sơn. Khi biết các con đem áo cho người khác, bà không những không trách mắng mà còn cho mẹ Hiên mượn thêm năm hào. Hành động này cho thấy sự ấm áp, tấm lòng thơm thảo, sẵn sàng sẻ chia của bà. Có lẽ, hại chị em Sơn đã được học tập đức tính quý báu ấy từ chính mẹ mình.

Như vậy, bằng trái tim giàu tình yêu thương cùng ngòi bút tài hoa của mình, Thạch Lam đã đem thông điệp đầy ý nghĩa về lòng nhân ái đến với đông đảo bạn đọc. Hi vọng rằng chúng ta đều có thể học tập đức tính đáng quý ấy, góp phần xây dựng cộng đồng ngày một văn minh và phát triển hơn.

TOP 10 bài Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa  2023 SIÊU HAY (ảnh 5)

Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa (Mẫu 6)

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam là một tác phẩm ý nghĩa, mang nặng lòng nhân ái được thể hiện qua các nhân vật trong câu chuyện. Từ đó, câu chuyện gợi lên trong em nhiều suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống.

Lòng nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người. Nó được biểu hiện qua sự giúp đỡ, chia sẻ, đồng cảm với những số phận khác trong cuộc sống. Hay đôi khi đơn giản hơn chỉ là sự tin tưởng, cổ vũ về mặt tinh thần. Có thể nói lòng nhân ái là thứ tình cảm ấm áp và vô cùng thiêng liêng, cao thượng, gắn kết giữa con người với con người, mà không cần sự hồi đáp nào cả. Giống như chị em Sơn khi thấy cái Hiên co ro trong gió rét, liền muốn giúp cô bé, nên đã chạy về nhà lấy áo bông để cho bạn mặc. Hay như mẹ của Sơn, khi hiểu rõ tình cảnh của mẹ con Hiên, đã chủ động ngỏ ý cho mẹ Hiên vay tiền để may áo ấm cho con. Đó chính là biểu hiện của lòng nhân ái.

Bởi vì xung quanh ta còn có những số phận bất hạnh, còn có những mảnh đời khó khăn, còn có những tình huống éo le bất ngờ xảy ra. Cho nên mới cần có lòng nhân ái để giúp những con người ấy vượt qua hoàn cảnh khó khăn của mình. Nếu thiếu đi lòng nhân ái, thì người gặp khó khăn làm sao vượt qua được, người đau khổ làm sao vực dậy tinh thần được? Và nếu thiếu đi lòng nhân ái, thì làm sao gắn kết mọi người trong một cộng đồng lại với nhau được? Chính nhờ có lòng nhân ái, mọi người vốn không cùng chung máu mủ, ruột thịt mới có thể đến gần với nhau hơn, yêu thương nhau hơn. Xã hội cũng nhờ vậy mà trở nên ấm áp tình người hơn bao giờ hết. Đó chính là giá trị cao cả và thiêng liêng của lòng nhân ái.

Từ nhỏ, em đã được thấm nhuần những bài học về lòng nhân ái qua các câu chuyện cổ tích, qua những bộ phim hoạt hình… Bản thân em cũng được lớn lên trong lòng nhân ái của làng xóm, thầy cô, bè bạn. Vì vậy, em cũng luôn muốn lan tỏa lòng nhân ái đến tất cả mọi người. Em cố gắng giúp đỡ các bạn bè ở lớp như giúp bạn trực nhật khi bị ốm, giúp bạn chỉ bài khi bạn chưa hiểu…. Em cũng giúp đỡ cụ già đi qua đường, giúp bác bảo vệ giữ thang khi cắt cành cây… Tuy em chưa làm được việc gì lớn lao, nhưng em vẫn rất vui khi bản thân có thể chia sẻ với mọi người tình yêu thương của mình.

Em tin rằng, nếu như mọi người đều chia sẻ tình yêu thương của mình đến người khác, như mẹ con Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Thì cuộc sống này sẽ vô cùng hạnh phúc và tràn ngập niềm vui.

Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa (Mẫu 7)

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam viết về đề tài trẻ em. Truyện đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

Tác giả đã khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa thật tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ vài chi tiết nhưng người đọc đã thấy được sự chuyển biến về thời tiết, thiên.

Câu chuyện tiếp tục diễn biến, đem đến cho người đọc niềm đồng cảm sâu sắc. Mẹ Sơn đã bảo Lan – chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên – đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc. Điều đó cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết, sâu sắc.

Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn. Những nhân vật trẻ em trong xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.

Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để lại những dấu ấn nhất định trong lòng độc giả.

TOP 10 bài Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa  2023 SIÊU HAY (ảnh 6)

Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa (Mẫu 8)

Sau khi học truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam, em hiểu rõ hơn về lòng nhân ái trong cuộc sống. Lòng nhân ái là tình yêu thương và sự quan tâm chân thành đối với mọi người xung quanh, dù họ có quen biết hay không. Nó là khả năng cảm nhận, chia sẻ và hỗ trợ, khơi dậy sự nhân ái và tình người từ trong tâm hồn mỗi người.

Truyện “Gió lạnh đầu mùa” đã gợi mở về giá trị và tầm quan trọng của lòng nhân ái qua nhân vật chính là Sơn. Sơn không chỉ quan tâm đến gia đình mình mà còn tìm cách giúp đỡ, chia sẻ và làm ấm lòng những người gặp khó khăn xung quanh. Qua hành động của Sơn, ta thấy lòng nhân ái là khả năng chia sẻ và đồng cảm với người khác, sẵn sàng hỗ trợ và làm cho cuộc sống của họ tốt hơn. Đồng thời, truyện cũng cho thấy lòng nhân ái không chỉ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác, mà còn mang lại sự thịnh vượng và hạnh phúc cho chính bản thân. Sơn đã nhận được sự trân trọng và tình cảm từ những người anh em nghèo khó mà mình đã giúp đỡ. Điều này cho thấy lòng nhân ái không chỉ tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, mà còn tạo nên một môi trường xã hội đoàn kết và hòa thuận.

Từ truyện “Gió lạnh đầu mùa”, em nhận thức rằng lòng nhân ái là nguồn động lực để chúng ta chia sẻ, giúp đỡ và tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội. Qua việc thể hiện lòng nhân ái, ta có thể tạo nên một môi trường tốt đẹp hơn cho mọi người sống, xóa bỏ sự tách biệt và góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa (Mẫu 9)

“Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam là một câu chuyện ấm áp tình người. Hai chị em Sơn dù có điều kiện sống tốt hơn những đứa trẻ nghèo ven chợ, nhưng lại rất thân thiện, hòa đồng, sẵn sàng chơi vui vẻ với chúng mà không phân biệt. Khi gió lạnh tràn đến, chị em Sơn còn tặng em Hiên chiếc áo bông cũ khi thấy Hiên co ro vì giá rét. Vì sao một cậu bé nhỏ tuổi có thể cảm nhận được cái lạnh trên da thịt của bạn, rồi sốt sắng giục chị về nhà lấy áo bông cho bạn mặc đỡ lạnh? Hành động đó xuất phát từ lòng nhân ái. Câu chuyện đầy tính nhân văn ấy gợi trong chúng ta những suy ngẫm về lòng nhân ái trong cuộc sống con người.

William Wordsworth từng nói: “Phần đẹp nhất trong đời một người tốt là những hành động tử tế và yêu thương nhỏ bé, vô danh, không được nhớ đến.” Lòng nhân ái là phẩm chất, là tình yêu thương giữa con người với con người, là sự chia sẻ, cảm thông lúc hoạn nạn luôn giúp đỡ san sẻ với nhau. Lòng nhân ái được thể hiện qua những việc làm tử tế, dù chỉ là nhỏ bé. Đó là hành động cho áo của chị em Sơn, là bát cháo hành Thị Nở nấu mang cho Chí Phèo, là sự cưu mang, đùm bọc người phụ nữ xa lạ trong cảnh đói của mẹ con Tràng.. Trong cuộc sống đời thực, cũng có không ít những tấm gương nhân ái. Đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu, chiến đấu suốt đời vì mục đích cao cả: “Tự do cho mỗi đời nô lệ – Sữa để em thơ, lụa tặng già!”, là những thầy cô giáo dành cả cuộc đời đem con chữ cho những trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, là những bữa cơm ấm áp tình thương, những quà nhỏ vật dụng sinh hoạt, nước rửa tay khẩu trang, hay chỉ vài ký gạo được các tổ chức cá nhân gửi tặng người bán vé số, lao động nghèo trong đại dịch thế kỉ..

Lòng nhân ái xuất phát từ truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách ngàn đời của dân tộc, trở thành nét đẹp văn hóa trong cuộc sống tinh thần của con người. Nét đẹp được gìn giữ từ bao đời đến nay vẫn không hề mai một, giống như nguồn nước mát lành chảy ngàn đời không vơi cạn.

“Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: Họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều” – Rainer Maria Rilke. Đúng vậy, lòng nhân ái là thứ duy nhất ta trao đi mà không hề trở nên nghèo nàn. Bởi trao đi lòng nhân ái, làm những việc đầy yêu thương, lòng ta cũng sẽ thấy bình yên ấm áp. Hạnh phúc như ánh sáng ta mang đến người khác đồng thời rọi chiếu chính mình. Dó là lí do vì sao cậu bé Sơn trong “Gió lạnh đầu mùa” bỗng thấy lòng ấm áp vui vui khi chị Lan chạy về lấy áo cho Hiên, Thị Nở thấy vui vẻ, hãnh diện khi cứu được Chí Phèo.. Đó cũng là lí do vì sao, không giúp được người khác, lòng ta lại cảm thấy áy náy, thậm chí ân hận. Sự bình yên, niềm vui sướng sẽ tự đến với ta khi những hành động nhân ái của ta mang lại điều tốt đẹp cho người khác. “Món trang sức” quan trọng tô điểm cho tâm hồn con người là tình yêu thương, lòng nhân ái. Lòng nhân ái có ý nghĩa rất lớn lao, nó góp phần tạo nên phẩm cách, giá trị con người, giúp mỗi người sống đẹp hơn, được người người yêu mến, cảm tình hơn. Người giàu lòng nhân ái sẽ có cuộc sống hạnh phúc, nhiều sắc màu hơn.

Lòng nhân ái còn mang đến nhiều ý nghĩa nhân văn to lớn. Với nhưng người đang rơi vào bế tắc, hoạn nạn, nhận được sự động viên, chia sẻ của những tấm lòng trượng nghĩa, họ sẽ có thêm động lực để vượt qua khó khăn của hiện tại, sống tốt hơn. Lòng nhân ái gieo hi vọng cho những người đang chìm trong u tối, mở đường cho những người đang bế tắc.. Hành động nhân ái giống như ánh sáng cuối con đường hầm, như nắng bừng lên sau ngày mưa bão, mang đến sự sống, niềm tin cho cuộc đời đẫy rẫy những chông gai. Lòng nhân ái còn có sức mạnh đặc biệt: Cảm hóa những tâm hồn tội lỗi khiến họ biết dừng lại trước vũng bùn tha hóa. Biết bao người trong xã hội nhờ tình yêu tình thương mà cải tà quy chính, đổi dữ sang lành. Gia đình yêu thương nhau là gia đình hạnh phúc. Người người yêu thương nhau tạo nên xã hội hạnh phúc, yên vui. Điều đó chẳng phải tuyệt vời lắm sao? Có những đất nước trở thành “quốc gia hạnh phúc” vì người với người biết tôn trọng, nhân ái với nhau.. Sức mạnh của lòng nhân ái là vô cùng, vô tận. Chỉ có những người sống vô cảm, thờ ơ là đáng chê trách. Họ sẽ phải sống trên mảnh đất khô cằn không hoa trái.

Lòng nhân ái giúp lan tỏa đến xã hội những hiệu ứng nhân văn, tạo nên một xã hội chứa chan tình nhân ái. Mỗi khi lũ lụt, dịch bệnh bủa vây, những đoàn xe cứu trợ nối nhau vào vùng lũ, vùng dịch mang theo tình yêu, tình đồng bào ấm áp, thắp sáng khắp Việt Nam ngọn lửa của truyền thống thương người như thể thương thân. Làm sao đếm đo hết những giá trị tốt đẹp của lòng nhân ái. Vậy nhưng không ít người lại sống với tâm hồn băng giá, vô cảm, lướt qua nỗi đau đồng loại một cách lạnh lùng. Thật đáng buồn thay?

Hãy trao tặng tình yêu thương, lòng nhân ái ở bất cứ nơi đâu bạn tới: Trước tiên trong chính mái ấm của mình. Hãy yêu thương cha mẹ, ông bà, anh chị.. Đừng để ai đến với bạn mà không rời đi tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn. Hãy là hiện thân sống động cho lòng nhân ái bằng cách thể hiện lòng nhân ái trên gương mặt, trong ánh mắt, trong nụ cười và cả trong những lời chào nồng ấm, trong những hành động tử tế, những nghĩa cử cao đẹp..

“Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Vậy nên, hãy sống yêu thương nhau khi còn có thể. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Còn gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau.

Suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống qua Gió lạnh đầu mùa (Mẫu 10)

Chào quý thầy cô và các bạn thân mến! Tại phần Đọc của Bài 1 Truyện ngắn, chúng ta đã có cơ hội chiêm nghiệm tác phẩm độc đáo mang tên "Gió lạnh đầu mùa" của danh nhân văn học Thạch Lam. Đây không chỉ là một câu chuyện ngắn nổi tiếng mà còn là tác phẩm đã ghi dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn người đọc, đồng thời mở ra không ít triết lý về tình yêu thương trong cuộc sống.

Văn phong nhẹ nhàng, sâu lắng của nhà văn đã khắc họa một cách sinh động những hình ảnh của các nhân vật, tạo nên một bức tranh sống động với những chân dung đẹp đẽ. Hành động của hai chị em Lan và Sơn, khi họ dành tấm áo ấm của em gái để tặng cho đứa bạn nhỏ, là một biểu hiện tuyệt vời của tình người. Họ không chỉ làm điều đó để giúp đỡ, mà còn là để chia sẻ yêu thương và tạo ra những khoảnh khắc đẹp đẽ đầy ý nghĩa trong cuộc sống.

Trong thế giới hiện nay, nơi mà nhiều người chỉ quan tâm đến bản thân mình và ít khi để ý đến người khác, câu chuyện này là một lời nhắc nhở về tình thương và lòng nhân ái. Những đứa trẻ trong truyện, dù sống trong điều kiện khá giả, nhưng lại có khả năng hiểu và chia sẻ khó khăn của những người xung quanh. Điều này thật sự là một diễn biến quý giá và chân thực về vẻ đẹp của lòng nhân ái.

Ngoài ra, tác phẩm không chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ nhàng của nó. Phần cuối truyện với hành động trả áo của mẹ Hiên cho mẹ của Sơn là minh chứng cho việc rằng, dù cuộc sống có khó khăn, những người có phẩm chất tốt vẫn giữ vững giá trị đạo đức: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Mẹ Sơn không chỉ hiểu và tha thứ mà còn chia sẻ tình cảm và ấm áp với hai chị em. Cả hai mẹ đều là những người phụ nữ đầy đức hạnh và lòng tự trọng, tạo nên bức tranh tuyệt vời về tình người trong xã hội.

Tóm lại, tác phẩm của Thạch Lam không chỉ là một câu chuyện nhẹ nhàng, mà còn là một bức tranh tuyệt vời về tình yêu thương và lòng nhân ái trong xã hội. Sự chính xác và tinh tế trong miêu tả cảnh vật cùng với sự ấm áp và hạnh phúc của các mối quan hệ giúp cho "Gió lạnh đầu mùa" trở thành một tác phẩm đáng nhớ, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả suốt hàng chục năm.

Đánh giá

0

0 đánh giá