Soạn bài Chiếu dời đô | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8

2.7 K

Tài liệu soạn bài Chiếu dời đô Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Chiếu dời đô hay nhất

Nội dung chính: Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.

Soạn bài Chiếu dời đô | Hay nhất Soạn văn 8 Kết nối tri thức

1. Bài chiếu là một văn bản hành chính, nhưng vẫn đậm chất văn chương, thể hiện khát vọng xây dựng quốc gia giàu mạnh hơn trong tương lai

- Lối viết văn chính luận, biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng.

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

2. Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tác giả dùng để thuyết phục người đọc việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La

- Luận điểm:

+ Luận điểm 1: Vì sao phải dời đô?

+ Luận điểm 2: Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất?

- Lí lẽ:

+ Kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh Lê là không còn thích hợp.

+ Thành Đại La có nhiều thuận lợi để đóng đô.

- Dẫn chứng:

+ Dẫn sử sách Trung Quốc

+ Dẫn ra hai nhà Đinh Lê vì không dời đô nên vận nước ngắn ngủi

Tóm tắt Chiếu dời đô

Các triều đại ở Trung Quốc đã nhiều lần dời đô cho nên vận nước lâu dài, nhân dân ấm no. Vậy mà hai nhà Đinh, Lê lại không dời đô nên triều đại không hưng thịnh. Lí Thái Tổ, xét thấy thành Đại La có đủ các điều kiện thuận lợi về vị thế, đặc điểm thuận lợi để làm kinh đô của các bậc đế vương muôn đời nên quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Thăng Long, Hà Nội).

Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Củng cố, mở rộng trang 77

Thực hành đọc: Chiếu dời đô

Đọc mở rộng trang 79

Đánh giá

0

0 đánh giá