CH2=CH–CH3 ra CH3-CHOH–CH3 | C3H6 + H2O | CH2=CH–CH3 + H2O → CH3-CHOH–CH3

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình CH2=CH–CH3 + H2O → CH3-CHOH–CH3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình CH2=CH–CH3 + H2O → CH3-CHOH–CH3

1. Phản ứng hóa học:

    CH2=CH–CH3 + H2O → CH3-CHOH–CH3

2. Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

3. Cách thực hiện phản ứng

- Cho khí propilen tác dụng với nước

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Tạo dung dịch không màu, không có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom.

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của C3H6

a. Phản ứng cộng

- Hướng phản ứng cộng axit và nước vào anken.

Phản ứng cộng axit hoặc nước vào propen thường tạo ra hỗn hợp 2 đồng phân, trong đó 1 đồng phân là sản phẩm chính.

Tính chất hóa học của Propen C3H6

- Cộng Brom

Tính chất hóa học của Propen C3H6

- Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa)

Tính chất hóa học của Propen C3H6

b. Phản ứng trùng hợp

- Propen trong điều kiện nhiệt độ, áp xuất, xúc tác thích hợp thì tham gia phản ứng cộng nhiều phân tử với nhau thành những phân tử mạch rất dài và có khối lượng phân tử rất lớn. Người ta gọi đó là phản ứng trùng hợp.

Tính chất hóa học của Propen C3H6

c. Phản ứng oxi hóa

- Propen cháy hoàn toàn tạo ra CO2, H2O và tỏa nhiều nhiệt:

    C3H6 + O2 → 3CO2 + 3H2O

- Propen làm mất màu dung dịch KMnO4:

    3C3H6 + 2KMnO4 + 4H2O → 2KOH + 2MnO2 + 3C3H6(OH)2

- Phản ứng làm mất màu dung dịch thuốc tím kali pemanganat được dùng để nhận ra sự có mặt của liên kết đôi của anken.

5.2. Tính chất hóa học của H2O

a. Nước tác dụng với kim loại

Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Li, Na, K, Ca.. tạo thành bazo và khí H2.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑

b. Nước tác dụng với oxit bazo

Nước tác dụng với oxit bazo tạo thành bazo tương ứng. Dung dịc bazo làm quỳ tím hóa xanh.

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

c. Nước tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.

SO2 + H2O → H2SO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

6. Bạn có biết

- Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng.

- Phản ứng cộng H2O vào tuân theo quy tắc maccopnhicop, tạo thành 2 sản phẩm.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Theo qui tắc Mac-cop-nhi-cop, trong phản ứng cộng axit hoặc nước vào nối đôi của anken thì phần mang điện dương cộng vào

 A. cacbon bậc cao hơn.

 B. cacbon bậc thấp hơn.

 C. cacbon mang nối đôi, bậc thấp hơn.

 D. cacbon mang nối đôi, có ít H hơn.

Đáp án C

Ví dụ 2: Cho 4,2 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16g Br2. Hiđrat hóa A thu được hai ancol. A có tên là

 A. Etilen.

 B. but - 2-en

 C. Propilen

 D. 2,3-dimetylbut-2-en.

Hướng dẫn

  CnH2n + Br2 → CnH2nBr2

nA = nBr2 = 0,1 mol ⇒ MA = 42 ⇒ A là propilen

Ví dụ 3: Mệnh đề nào sau đây không đúng?

 A. Tất cả các anken đều có CTC CnH2n

 B. Chỉ có anken mới có CTC CnH2n

 C. Tất cả các anken có thể cộng H2 thành ankan

 D. Khi đốt chày hoàn toàn anken thu đươc nCO2 = nH2O

Hướng dẫn

CnH2n có thể là xicloankan

Đáp án B

8. Một số phương trình phản ứng hóa học khác của Anken và hợp chất

CH2=CH–CH3 + H2SO4 → CH3–CHOSO3H–CH3

nCH2=CH–CH3 → (-CH2–CH(CH3) -)n

2C3H6 + 9O2 → 6CO2 + 6H2O

3CH2=CH–CH3 + 4H2O + 2KMnO4 → 3OH-CH2–CH(OH)– CH3 + 2MnO2 + 2KOH

CH3-CH=CH–CH3 + H2 → CH3–CH2–CH2–CH3

CH2=CH–CH2–CH3 + H2 → CH3–CH2–CH2–CH3

CH2 = C(CH3)–CH3 + H2 → CH3–CH(CH2)–CH3

Đánh giá

0

0 đánh giá