Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào

0.9 K

Trả lời Câu 2 trang 22 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Chái bếp hay nhất giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Chái bếp hay nhất

Video soạn bài Văn lớp 8 Chái bếp - Chân trời sáng tạo

Câu 2 trang 22 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?

Trả lời:

Cách 1:

- Từ hình ảnh “chái bếp” ở dòng thơ đầu tiên, tác giả đã mở rộng sang những hình ảnh: Ngọn khói, nồi cám, cánh nỏ, quá giang, than củi, máng

- Việc mở rộng các hình ảnh này giúp gợi nhớ lại tất cả kỉ niệm, mở rộng hình ảnh là mở rộng hồi ức của tác giả, mạch cảm xúc từ hồi tưởng, nhớ thương đến khao khát trở về.

+ Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả

+ Phần 2 (Khổ 2,3,4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó

+ Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.

Cách 2:

Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh: ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn…

= > Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn. 

Đánh giá

0

0 đánh giá