Trả lời Câu 5 trang 20 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt hay nhất giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 hay nhất
Câu 5 trang 20 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Phân tích nét độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các trường hợp sau (chú ý những cụm từ/ câu thơ được in đậm):
a. Khóm trúc, lùm tre huyền thoại
Lời ru vần viet dây trầu
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
b. Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
(Tố Hữu, Nhớ đồng)
c. Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hóa hạt gạo rồi
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
Trả lời:
Cách 1:
a, Tác giả đã dùng từ tượng hình “vấn vít” kết hợp với hình ảnh “dây trầu”, “lời ru” để thấy được sự gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời và vai trò của lời ru đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ, giúp trẻ chìm vào giấc ngủ, gợi nhắc khoảng trời cổ tích cùng câu hát dân gian, nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm.
b, Từ tượng hình “xao xác” được tác giả Tố Hữu đưa và trong câu thơ đã góp phần diễn tả tâm trạng nhớ nhung, thương nhớ quê hương tha thiết, tình cảm gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với quê hương.
c, Từ tượng hình “dập dờn” được tác giả sử dụng rất phù hợp để diễn tả chuyển động lúc lên lúc xuống, lúc gần lúc xa, lúc tỏ lúc mờ nối tiếp nhau liên tiếp và nhịp nhàng của hình ảnh “lúa” trong tâm trí người con gắn với lời ru của mẹ, đã nuôi lớn người con về mặt thể xác và tâm hồn.
Cách 2:
a. Tác giả sử dụng từ tượng hình “vít” cho người đọc thấy được sự gắn kết, khăng khít của các sự vật được nhắc đến trong câu thơ.
b. Tác giả sử dụng từ tượng thanh “xao xác” giúp cho câu thơ trở nên sống động, có hồn hơn.
c. Tác giả sử dụng từ tượng hình “dập dờn” giúp miêu tả rõ nét, sinh động hơn hoạt động của sự vật được nói đến.
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: