Trả lời Câu 3 trang 17 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Nhớ đồng giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Nhớ đồng hay nhất
Video soạn bài Văn lớp 8 Nhớ đồng - Chân trời sáng tạo
Câu 3 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
Cách 1:
- Phần 1 (Từ đầu đến “thiệt thà”): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Phần 2 (Tiếp theo đến “ngát trời”): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
- Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.
=> Sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện: Nhớ đồng đã thể hiện nỗi nhớ quê da diết của nhà thơ, tiếp đó là sự nhớ thương cuộc sống và cao hơn là nỗi lòng khao khát tự do và bất bình với thực tại.
Cách 2:
- Nhận xét: cách sắp xếp các phần trong bố cục giúp bộc lộ tâm trạng của tác giả rõ nét, đi từ những nỗi nhớ về cuộc sống bên người, nhớ về bản thân khi chưa bị giam cầm và rồi kết thúc ở hiện tại để thấy sự đối nghịch giữa quá khứ và hiện tại.
- Sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ: Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do.
Video bài giảng Ngữ văn 8 Nhớ đồng - Chân trời sáng tạo
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 2 trang 16 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?
Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: