Giải Địa lí 10 trang 110 Kết nối tri thức

401

Với Giải Địa lí 10 trang 110 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Địa lí 10 Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi trang 110 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin mục b, hãy phân tích vai trò của tài nguyên đối với sự phát triển của xã hội loài người.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2b (vai trò).

Trả lời:

Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia:

- Là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất, đặc biệt trong phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và cung cấp nguyên – nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác.

- Là cơ sở để tích lũy vốn và phát triển ổn định:

+ Đối với hầu hết các quốc gia, việc tích lũy vốn đòi hỏi phải có quá trình lâu dài. Tuy nhiên có nhiều quốc gia nhờ nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng mà có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng khai thác các sản phẩm thô để bán.

+ Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc gia khác, từ đó tạo ra cơ hội để phát triển ổn định.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 110 Địa Lí 10: Dựa vào khả năng tái sinh, hãy phân loại các tài nguyên sau: kim loại, thực vật, khí tự nhiên, nước, gió, than đá, đất.

Phương pháp giải:

Dựa vào sơ đồ trang 109 về phân lại các tài nguyên.

Trả lời:

- Tài nguyên vô hạn: gió.

- Tài nguyên hữu hạn:

+ Tài nguyên có thể tái tạo: nước, đất, thực vật.

+ Tài nguyên không thể tái tạo: kim loại, khí tự nhiên, than đá.

Vận dụng trang 110 Địa Lí 10: Tìm hiểu về vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

- Xác định được tác động của tài nguyên khoáng sản đến phát triển công nghiệp ở những khía cạnh nào (bài 28) .

- Tìm hiểu về đặc điểm của tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam.

Trả lời:

- Nước ta là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, đa dạng về chủng loại từ đó là cơ sở để phát triển một cơ cấu công nghiệp đa ngành, trước hết là công nghiệp khai khoáng, tiếp đến là chế biến.

+ Khoáng sản năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt -> phát triển công nghiệp khai khoáng và công nghiệp điện (nhiệt điện).

+ Khoáng sản kim loại như đồng, chì, kẽm, sắt, mangan,… -> công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu từ đó là cơ sở để phát triển công nghiệp cơ khí – chế tạo.

+ Khoáng sản phi kim loại như apatit, pyrit,… -> phát triển công nghiệp hóa chất.

+ Khoáng sản vật liệu xây dựng như sét, cao lanh, đá vôi, cát, titan,… -> phát triển công nghiệp thủy tinh pha lê và sản xuất vật liệu xây dựng…

- Khoáng sản nước ta phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ nên chủ yếu hình thành các điểm công nghiệp khai thác nhỏ lẻ, quy mô nhỉ

- Các khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao như than đá, dầu mỏ,.. -> sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, cơ sở để phát triển công nghiệp trọng điểm, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho nền kinh tế.

- Sự phân bố các loại khoáng sản quy định sự phân bố các ngành công nghiệp ở nước ta. Ví dụ khai thác than và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than chỉ phân bố ở vùng than Quảng Ninh hay khai thác dầu mỏ và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí chỉ phát triển ở vùng Nam Bộ nước ta.

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 10 trang 109

Đánh giá

0

0 đánh giá