Với Giải Địa lí 10 trang 40 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa
Câu hỏi trang 40 Địa lí 10: Đọc thông tin trong mục d, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước ngầm.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục d(Nước ngầm).
Trả lời:
Đặc điểm điểm chủ yếu của nước ngầm:
- Tồn tại ở dưới bề mặt đất, do nước trên mặt (nước mưa, băng tuyết tan, sông, hồ) thấm xuống.
- Mực nước và lượng nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình, khả năng thấm nước của đất đá, mức độ bốc hơi và lớp phủ thực vật.
- Thành phần và hàm lượng chất khoáng trong nước ngầm thay đổi theo khu vực và tính chất đất đá.
- Vai trò quan trọng với tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Hiện nay, nước ngầm đang bị suy giảm và một số nơi bị ô nhiễm.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục e (Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt).
Trả lời:
Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt:
- Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.
- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.
- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 40 Địa lí 10: Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
Phương pháp giải:
Nhớ lại các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông để lập sơ đồ:
- Nguồn cấp nước: Nước ngầm và nước trên mặt (nước mưa, nước băng tuyết tan).
- Đặc điểm bề mặt lưu vực: Địa hình, hồ đầm và thực vật, sự phân bố và số lượng phụ lưu, chi lưu.
Trả lời:
Phương pháp giải:
- Biết được lượng nước ngọt ít ỏi trên Trái Đất.
- Hiểu được tầm quan trọng của nước ngọt đối với đời sống và sản xuất.
- Nguồn nước ngọt trên thế giới hiện nay đang ngày càng cạn kiệt và bị ô nhiễm.
Trả lời:
- Trái Đất được bao phủ khoảng 70% là nước, nhưng chỉ có 2,5% thể tích nước trên Trái Đất là nước ngọt. Trong 2,5% ít ỏi này, 68,7% bị đóng băng, chỉ có 30,1% nước ngầm và 1,2% nước mặt (nước sông, hồ) và nước khác.
- Nước ngọt có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người (trong sinh hoạt) và sản xuất (tưới tiêu, phục vụ công nghiệp,…).
- Nguồn nước ngọt trên thế giới hiện nay đang ngày càng suy giảm bởi nhiều nguyên nhân: nhiệt độ Trái Đất nóng lên, con người khai thác và sử dụng quá mức, ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất,…
=> Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay.
Vận dụng 1 trang 40 Địa lí 10: Tìm hiểu về một con sông hoặc hồ lớn trên thế giới.
Phương pháp giải:
Tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc sách báo.
Trả lời:
Ví dụ: Tìm hiểu về sông Hằng.
- Sông Hằng (Tiếng Anh: Ganges) là con sông quan trọng nhất của Ấn Độ, dài 2510 km, bắt nguồn từ dãy Himalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng đông nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Belgan.
- Lưu vực sông Hằng rộng khoảng 907 000 km2, một trong những khu vực phì nhiêu và có mật độ dân số cao nhất thế giới.
- Là con sông xếp thứ 5 thế giới về mức độ ô nhiễm do hằng ngày có hàng trăm người đến tắm rửa, cầu cúng, thả tro người chết trôi sông,…
Nguồn: Laodong.vn
Vận dụng 2 trang 40 Địa lí 10: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em.
Phương pháp giải:
Dựa vào thực tế địa phương nơi em đang sinh sống.
Trả lời:
Ví dụ: Em sống ở Hà Nội.
- Theo một số báo cáo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày TP. HN thải ra môi trường 300 000 tấn nước thải (sinh hoạt và công nghiệp). Phần lớn chưa qua xử lý nên chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm nghiêm trọng.
- Lượng nước thải trên địa bàn chủ yếu thải ra sông, hồ lớn như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, hồ Linh Đàm, hồ Bảy Mẫu,… dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Tiêu biểu nhất là ô nhiễm trên sông Tô Lịch (nước sông đen, bốc mùa hôi thối, ảnh hưởng trực tiếp đến dân cư sinh sống 2 bên ven sông).
- Ngoài ra, nguồn nước ở giếng ngầm tại một số quận có hàm lượng sắt, mangan cao => Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: