Sách bài tập Địa lí 10 Bài 11 (Kết nối tri thức): Thủy quyển, nước trên lục địa

3.2 K

Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Bài tập 1 trang 32 SBT Địa lí 10Lựa chọn đáp án đúng.

Câu 1.1. Chế độ nước sông chịu ảnh hưởng chủ yếu của

A. chiều dài và lưu vực sông.

B. nguồn cấp nước và bề mặt lưu vực.

C. khí hậu và địa hình trong lưu vực.

D. hồ đầm và thực vật trong lưu vực.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.2. Mực nước lũ của các sông ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào?

A. Sông lớn, lòng sông rộng, có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính.

B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác gềnh.

C. Sống ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.

D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.3. Đặc điểm nào sau đây là của nước băng tuyết?

A. Băng tuyết bao phủ hết các đảo trên thế giới.

B. Tuyết là trạng thái khi nhiệt độ xuống dưới 5°C, mưa chuyển từ trạng thái lỏng sang xốp.

C. Băng tuyết luôn ổn định theo thời gian và không gian.

D. Băng tuyết phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.4. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm của nước ngầm?

A. Nước ngầm do nước mặt thấm xuống.

B. Mực nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình, khả năng thấm của đất đá,...

C. Nước ngầm nằm khá nông ở vùng ẩm ướt, đất đá dễ thấm hút và nằm sâu vùng khô hạn.

D. Nước ngầm có thành phần và hàm lượng các chất khoáng hầu như không thay đổi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.5. Giải pháp nào sau đây không dùng để bảo vệ nguồn nước ngọt?

A. sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.

B. Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.

C. sử dụng các dụng cụ để tích trữ nước ngọt.

D. Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 2 trang 33 SBT Địa lí 10: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại câu sai.

a) Sông được cấp nước từ hai nguồn chính: nước mưa và nước băng tuyết tan.

b) Chế độ nước sông đơn giản hay phức tạp là do số lượng nguồn cấp quyết định.

c) Hồ đầm và thực vật có tác dụng điều tiết dòng chảy.

d) Sông có nhiều phụ lưu, nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông bớt phức tạp hơn.

Trả lời:

- Những câu đúng là:

b) Chế độ nước sông đơn giản hay phức tạp là do số lượng nguồn cấp quyết định.

c) Hồ đầm và thực vật có tác dụng điều tiết dòng chảy.

- Những câu sai là:

a) Sông được cấp nước từ hai nguồn chính: nước mưa và nước băng tuyết tan.

d) Sông có nhiều phụ lưu, nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông bớt phức tạp hơn.

- Sửa lỗi sai:

a) Sông được cấp nước từ hai nguồn chính: nước ngầm và nước trên mặt.

d) Sông có nhiều chi lưu, nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông bớt phức tạp hơn.

Bài tập 3 trang 33 SBT Địa lí 10: Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

Trả lời:

(*) Sơ đồ tham khảo

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài tập 4 trang 33 SBT Địa lí 10: Tại sao các hồ ở vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng thường có dạng hình móng ngựa hay hình bán nguyệt?

Trả lời:

Hồ ở vùng đồng bằng thường có hình móng ngựa hay bán nguyệt do dòng sông cũ để lại khi đổi dòng.

Bài tập 5 trang 33 SBT Địa lí 10: Tại sao bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay?

Trả lời:

Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới vì nguồn nước ngọt có vai trò rất quan trọng, nhu cầu nước ngọt ngày càng lớn do dân số ngày càng đông, trong khi đó nguồn nước ngọt lại đang bịsuy thoái, ô nhiễm,...

Bài tập 6 trang 33 SBT Địa lí 10: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Ghép: 1 - c)           2 - b)            3 - d) 4 - e)            5 - a)

Bài giảng Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 10: Đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Bài 12: Nước biển và đại dương

Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước của sông Đà Rằng

Bài 14: Đất trên Trái Đất

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

1. Khái niệm thủy quyển

- Thủy quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh trái đất (biển, đại dương, trên lục địa, hơi nước trong khí quyển, nước trong đất đá, nước trong sinh vật)

- Mỗi bộ phận của thủy quyển đều có vai trò quan trọng. Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò lớn để duy trì sự sống trên đất liền

2. Nước trên lục địa  

a. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

- Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối lớn trên lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.

- Sự thay đổi lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là chu kì nước, chịu ảnh hưởng bởi:

+ Nguồn cấp nước (nước ngầm; nước mưa, tuyết tan)

+ Bề mặt lưu vực (địa hình; hồ đầm, thực vật; sự phân bố và số lượng phụ lưu…)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)       

b. Hồ

- Là những vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất không thông với biển.

- Theo nguồn gốc:

+ Hồ núi lửa: nguồn gốc từ hoạt động núi lửa

+ Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo

+ Hồ móng ngựa: hình thành tại các khu vực uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính sau khi chuyển dòng

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

+ Hồ băng hà: Do sự bào lõm của các khối đá sông băng

+ Hồ nhân tạo: Do con người tạo nên

c. Nước băng tuyết

- Khi lượng tuyết tan ra hàng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết tích đọng lại và bị nén thành băng. Sau hàng trăm triệu năm, trọng lực khiến tuyết có thể dịch chuyển từ vài cm đến 30m/ngày, thành sông băng.

- Sông băng có quy mô rất lớn, làm biến đổi địa hình mà nó đi qua.

- Băng tuyết khá phổ biến ở vùng ôn đới, hàn đới, núi cao, chủ yếu ở cực Bắc và cực Nam.

- Khi nhiệt độ tăng, bang tuyết tan ra, gây lũ cho các con sông trong vùng.

d. Nước ngầm

- Tồn tại dưới bề mặt đất do nước trên mặt ngấm xuống.

- Phụ thuộc và nguồn cung cấp nước, bề mặt địa hình, khả năng thấm nước của đất đá, lượng bốc hơi, lớp phủ thực vật.

- Nước ngầm có hàm lượng chất khoáng nhất định, thay đổi tùy theo khu vực, tính chất đất đá.

- Nước ngầm có vai trò quan trọng với tự nhiên và kinh tế xã hội, cung cấp nước ngọt, nguồn cấp nước cho sông hồ vào mùa khô, cố định đất đá tránh sụt lún.

- Hiện nay nước ngầm đang bị suy giảm và ô nhiễm do hoạt động khai thác không hợp lí, rác thải chôn lấp xử lí không đúng cách.

e. Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt

- Sử dụng nước ngọt hiệu quả, tiết kiệm.

- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm.

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Đánh giá

0

0 đánh giá