Thiết kế hướng dẫn cách phòng tránh hỏa hoạn: Gợi ý: Em có thể xem và lựa chọn các thông tin

300

Với giải Bài tập 7 trang 32 SBT Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Bài tập 7 trang 32 SBT Giáo dục công dân 6: Thiết kế hướng dẫn cách phòng tránh hỏa hoạn:

Gợi ý: Em có thể xem và lựa chọn các thông tin gợi ý sau:

1. Tắt bếp

2. Ngắt cầu dao điện

3. Rút các phích cắm ổ điện

4. Tắt nến và thuốc lá

5. Kéo màn chống cháy

6. Kiểm tra lối thoát hiểm.

Lời giải:

- Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn: Cần phải bình tĩnh, thông báo cho những người xung quanh, gọi điện thoại thông báo cháy tới số 114 (thông báo địa điểm xảy ra đám cháy), đóng cầu dao điện, tìm cách thoát khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác thoát khỏi đám cháy (tùy theo khả năng của bản thân).

- Khi bị mắc kẹt trong đám cháy: Cần bình tĩnh quan sát để tìm các lối thoát hiểm (hành lang, cầu thang bộ, ban công ở tầng thấp), thoát theo lối hành lang, cầu thang bộ, ban công, mái nhà (nếu ở tầng thấp), đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy, đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra. (Lưu ý: Không mở cửa nào để thoát hiểm nếu thấy cửa ấm hoặc nóng, tuyệt đối không di chuyển bằng cầu thang máy)

- Khi bị lửa bén vào quần áo: Cần bình tĩnh quan sát để tìm cách thoát khỏi đám cháy; nằm xuống sàn nhà cách nơi đám cháy đang tràn vào càng xa càng tốt; dùng khăn thấm nước (có thể dùng chăn, khăn bông, quần áo thấm nước) để che mặt và quấn quanh người; đóng tất cả các cửa chính, cửa sổ để cô lập đám cháy; trong trường hợp bị lửa bén vào người, cần nằm xuống lăn qua lăn lại để dập lửa.

Đánh giá

0

0 đánh giá