Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Địa Lí gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Địa Lí. Mời các bạn đón xem:
Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Địa Lí (phần 1)
Câu 73: Trình bày đặc điểm kinh thế xã hội các nước và lãnh thổ Châu Á hiện nay
Lời giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất,...
Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy:
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt:
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như: Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan,... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như: Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như: Mi-an-ma, Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia,...
+ Ngoài ra, còn một số nước như: Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út,... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ,... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan,...
- Hiện nay, ở châu Á số quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ,... còn chiếm tỉ lệ cao.
Xem thêm các bài tập thường gặp môn Địa lí hay, chọn lọc khác:
Câu 2: Việc khai thác khoáng sản ở châu phi đã.....
Câu 3: Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu châu á........
Câu 4: Các hành tinh trong hệ mặt trời có quỹ đạo chuyển động từ......
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện tượng mùa trên Trái Đất?........
Câu 6: Càng vào sâu trong trung tâm lục địa.....
Câu 7: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi.........
Câu 9: Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là nhờ........
Câu 10: Giá trị của núi.........
Câu 11: Các địa hình nào sau đây không phải là kết quả của quá trình bóc mòn?........
Câu 13: Địa hình ảnh hưởng như thế nào đến khi hậu của khu vực Nam Á.......
Câu 14: Cảnh quan Đông Á........
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện tượng mùa trên trái đất?.......
Câu 16: Càng vào sâu trong trung tâm lục địa......
Câu 17: Đặc điểm nổi bật của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ là......
Câu 18: Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.........
Câu 19: Khoa học - kỹ thuật và công nghệ nhật bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực.......
Câu 21: Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu?....
Câu 22: Nêu đặc điểm cảnh quan châu Á...
Câu 23: Sông có hàm lượng phù sa (tỉ lệ phù sa trong nước sông) lớn nhất nước ta là....
Câu 25: Đặc điểm nào không đúng với địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nước ta?....