Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Địa Lí có đáp án (phần 3)

1.7 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Địa Lí gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Địa Lí. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Địa Lí (phần 3)

Câu 1: A-pa-tít là khoáng sản tập trung nhiều ở tỉnh thành nào?

A. Lào Cai

B. Hà Tĩnh

C. Quảng Ninh

D. Lâm Đồng

Lời giải

A. Lào Cai

Câu 2: Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất không phụ thuộc chủ yếu vào

A. sự thay đổi của các vĩ độ địa lí.

B. bờ Đông và bờ Tây các lục địa.

C. độ dốc và hướng phơi sườn núi.

D. các bán cầu Đông, bán cầu Tây.

Lời giải

D. các bán cầu Đông, bán cầu Tây.

Câu 3: Nêu đặc điểm của vườn sản xuất vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Lời giải

- Đất hẹp, cần tận dụng diện tích, bố trí hợp lí cơ cấu cây

- Mực nước ngầm thấp, cần có biện pháp chống hạn

- Mùa hè có nắng gắt, gió tây nóng, mùa đông lạnh ẩm,khô

Câu 4: Trình bày sự phân bố lượng mưa trên trái đất

Lời giải

Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

Do sự tác động của các nhân tố nói trên, nên sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

– Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

– Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam).

Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương

Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biến nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.

Câu 5: Gió mùa có tính chất nào sau đây?

A. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ nóng ẩm; gió mùa mùa đông lạnh, khô.

B. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ nóng, khô; gió mùa mùa đông lạnh, ẩm

C. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ lạnh, ẩm; gió mùa mùa đông nóng, khô

D. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ lạnh, khô; gió mùa mùa đông nóng, ẩm.

Lời giải

A. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ nóng ẩm; gió mùa mùa đông lạnh, khô.

Câu 6: Khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sau đây?

A. Có sự phân chia thành hai mùa mưa, khô rõ rệt

B. Nhiệt độ cao, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ

C. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút

D. Mang tính chất cận xích đạo gió mùa

Lời giải

Khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm là ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút nên có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, đỡ lạnh hơn; những vùng có mùa đông lạnh chủ yếu do nằm ở khu vực có địa hình cao (nhiệt độ giảm theo độ cao).

C. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút

Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây là đúng nhất trong việc phát triển các liên kết vùng?

Lời giải

Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới, những quốc gia có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù

Câu 8: Phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 30 độ bắc từ Đông sang Tây 

A. tăng dần 
B. giảm dần 
C. không giảm 
D không tăng 

Lời giải

A. tăng dần

Câu 9: Điều kiện phát triển của nội thương

Lời giải

- Vai trò: Phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đi lại, văn hóa,… trong nước.

- Tình hình phát triển: Cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất, hàng hoá dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông.

- Phân bố:

+ Các nhân tố ảnh hưởng: quy mô dân số, sức mua và sự phát triển các ngành kinh tế.

+ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.

Câu 10: Hãy nêu vai trò của hơi nước đối với tự nhiên và đời sống

Lời giải

- Vai trò của hơi nước: sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,...

- Vai trò của khí cacbonic: + Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh tạo nên chất hữu cơ và oxy

- Những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.

Câu 11: Các địa hình nào sau đây không phải là kết quả của quá trình bóc mòn?

A. Địa hình xâm thực địa hình đổi mòn
B. Địa hình đồi mòn Địa Hình bồi tụ
C. Địa hình xâm thực địa hình băng tích
D. Địa hình đổi mòn địa hình khoét mòn

Lời giải

C. địa hình xâm thực địa hình băng tích

Câu 12: Nước ta có gió đất, gió biển không

Lời giải

Nước ta có gió đất và gió biển do Việt Nam giáp biển

Câu 13: Lúa gạo Châu Á chiếm bao nhiêu phần trăm thế giới năm 2003

A, 75

B, 93

C, 89

C,90

Lời giải

Lúa gạo Châu Á chiếm 93% thế giới năm 2003

Vì ở Châu Á, lúa gạo có thể xem là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm và chủ yếu trồng trên các đồng bằng phù sa màu mỡ.

Câu 14: Trình bày đặc điểm sản xuất công nghiệp ở các nước Châu Á?

Lời giải

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.

Câu 15: Trình bày đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước Châu Á

Lời giải

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 số nước tăng nhanh (Nhật Bản, Cô-oét, Hàn Quốc, Singapo).

- Sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều.

- Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao.

=> Xu hướng phát triển ở các nước châu Á hiện nay là ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Câu 16: Đồng bằng nổi tiếng ở khu vực Tây Nam Á là?

A. Lưỡng Hà

B. Mê Công

C. Hoa Bắc

D. Ấn Hằng.

Lời giải

Đáp án đúng là đáp án A. Đồng bằng nổi tiếng ở khu vực Tây Nam Á là đồng bằng Lưỡng Hà.

Câu 17: Tại sao người ta dự đoán rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á

A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới

B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế

C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập

D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới

Lời giải

Đáp án đúng B.

Bước vào thế kỉ XXI, nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po,… Từ sự phát triển đó, nhiều người dự đoán “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.

Câu 18: Nêu thời gian và nội dung Việt nam và Malaysia đã ký kết và trao đổi công hàm phê duyệt bản thỏa thuận về “hợp tác khai thác chung” trong khu vực thềm lục địa chồng lấn.

Lời giải

Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng biển chồng lấn nằm ở gần cửa vịnh Thái Lan, được tạo thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979. Vùng chồng lấn này không rộng, diện tích 2.800km2, nhưng có tiềm năng về dầu khí.

Từ ngày 3 đến 5-6-1992, hai bên đã tiến hành đàm phán tại Kuala Lumpur. Tại vòng đàm phán này, hai bên đã ký Văn bản thỏa thuận hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn (MOU). Nội dung chủ yếu của thỏa thuận này gồm:

- Chính thức xác nhận tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới thềm lục địa do Tổng cục Dầu khí Việt Nam công bố năm 1977 (trùng với ranh giới thềm lục địa do VNCH công bố năm 1971) và ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979.

- Gác vấn đề phân định thềm lục địa để hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn theo nguyên tắc chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng đều lợi ích - Nếu có mỏ dầu khí nằm vắt ngang khu vực xác định và một phần nằm trên thềm lục địa của Malaysia hoặc Việt Nam thì hai bên thỏa thuận thăm dò khai thác.

Về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động trong vùng chồng lấn, về nguyên tắc Việt Nam có quyền thực hiện quản lý về hải quan, cảng xuất dầu và công trình trên biển, về thuế, biên phòng...

Câu 19: Nêu một số giải pháp khắc phục khó khăn ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Lời giải

- Thứ nhất, đặt phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng trong Chiến lược phát triển chung của cả nước. Phát triển vùng phải phù hợp với các Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực lớn của cả nước và thống nhất với hệ- thống quy hoạch quốc gia.

- Thứ hai, đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động và đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) với các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn...

- Thứ ba, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là đất đai và nguồn nhân lực; hình thành một số khu vực đóng vai trò các cực tăng trưởng.

- Thứ tư, phát triển văn hóa làm nền tảng và là sức mạnh nội sinh quan trọng, hướng tới chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức sáng tạo, tinh thần cống hiến, khát vọng phát triển phồn vinh.
- Thứ năm, tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Tăng cường phân cấp, phân quyền trong các lĩnh vực đầu tư, tài chính, quy hoạch, đất đai, môi trường và tổ chức bộ máy gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Câu 20: Đồng bằng nào sau đây nằm ở phía nam Châu Á

A. Hoa Bắc
B. Lưỡng Hà
C. Ấn Hằng
D. Tây Xi-bia

Lời giải

Đáp án C

Câu 21: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến tình trạng bất ổn ở Tây Nam Á và Trung Á hiện nay là

Lời giải

Nguyên nhân:
+ Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên dầu mỏ.
+ Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.
- Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Ả - rập và Do thái.
- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng, mất ổn định an ninh khu vực.
=> Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến tình trạng bất ổn ở Tây Nam Á và Trung Á hiện nay là: giải quyết triệt để vấn đề dầu mỏ và sự can thiệp của nước ngoài

Câu 22: Nhận xét nào sau đây đúng về vị trí địa lí của Mĩ La Tinh?

A. Phía Đông giáp Thái Bình Dương.

B. Phía Tây tiếp giáp Đại Tây Dương.

C. Nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

D. Nằm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Lời giải

D. Nằm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 23: Dân số tăng nhanh có thuận lợi gì

Lời giải

- Dân số đông:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.

Câu 24: Cho biết ở kinh tuyến số 1000Đ ,1000T, 1150T, 1760Đ thuộc múi giờ số mấy?

Lời giải

- Kinh tuyến 1000Đ thuộc múi giờ: 1000 : 15 = 6,66 ( làm tròn số theo quy tắc toán học là 7).

- Kinh tuyến 1000T thuộc múi giờ: (3600 - 1000) : 15 = 17 nên thuộc múi giờ số 17.

Hoặc 24 - 7 = 17 => 17 - 24 = -7 (nghĩa là múi giờ thuộc kinh tuyến 1000T là -7).

- Kinh tuyến 1150T thuộc múi giờ: (3600 - 1150) : 15 = 16 thuộc múi giờ số 16

Hoặc 24 - 8 = 16 => 16 - 24 = - 8

- Kinh tuyến 1760Đ thuộc múi giờ: 176 : 15 = 12.

Câu 25: Tính chất nhiệt đới và khép kín ảnh hưởng thế nào đến các yếu tố hải văn

Lời giải

Việt Nam là Quốc gia có khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, đồng thời có đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam giáp với Biển Đông. Biển Đông là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của Biển Đông với tính chất biển nửa kín của nó. Biển Đông được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Philipin, Malaixia và Inđônêxia, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp. Ý nghĩa của tính chất biển nửa kín ở chỗ nó làm ảnh hưởng đến đặc điểm của các dòng biển, của thuỷ triều và cả của giới sinh vật (các đàn cá,…).

Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển.

Câu 26: Già hóa dân số thuận lợi

Lời giải

Thuận lợi: Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít, nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năm.

Câu 27: Kể tên một số loại khoáng sản ở Châu Âu

Lời giải

Các loại khoáng sản ở Châu Âu là: Dầu, sắt, bôxit, crom, đồng, than và dầu khí

Câu 28: Công nghiệp khai thác dầu mỏ nước ta tập trung ở:

A. Trung du miền núi Bắc Bộ 

B. Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa 

C. Duyên hải ven biển miền Trung 

D. Đông Nam Bộ

Lời giải

D. Đông Nam Bộ

Câu 29: Trong các khái niệm sau, chọn khái niệm chính xác nhất về nhóm nước Công nghiệp mới (NICs)

A. Là các nước đang phát triển chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hóa nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định về công nghiệp

B. Là các nước phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp

C. Là các nước đang phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp

D. Là các nước phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và phát triển rất mạnh về công nghiệp

Lời giải

C. Là các nước đang phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp.

Câu 30: Vùng núi Coóc – đi – e là tên gọi khác của vùng nào sau đây trên phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mỹ?

A. Vùng phía Tây

B. Vùng phía Bắc

C. Vùng phía Đông

D. Vùng phía Nam

Lời giải

A. Vùng phía Tây

Câu 31: Giải thích vì sao Châu Á đông dân?

Lời giải

Châu Á là nơi có nền văn hóa phát triển. Tất cả sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội đã dẫn đến việc châu Á đông dân, ngoài ra do chiến tranh dẫn đến đói nghèo, dẫn đến tâm lý sinh bù, sinh dự trữ, và ngoài ra còn do hủ tục lạc hậu. Một vấn đề nữa là do tín ngưỡng tôn giáo.

Câu 32: Gió mùa ảnh hưởng thế nào đến hướng chảy của các dòng hải lưu?

Lời giải

Hướng chảy của các dòng hải lưu chịu ảnh hưởng của gió mùa. Cụ thể : vào mùa hạ các dòng hải lưu chảy theo hướng tây nam vì lúc này gió mùa mùa hạ thổi mạnh theo hướng tây nam ; vào mùa đông, do gió mùa mùa đông thổi theo hướng đông bắc nên các dòng hải lưu lúc này cũng chảy theo hướng đông bắc.

Câu 33: Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?

Lời giải

* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á

- Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và 3 đại dương (Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương).

- Kích thước lãnh thổ: 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo phụ thuộc).

* Ý nghĩa đối với khí hậu

- Lãnh thổ kéo dài từ cực Bắc đến Xích đạo khiến lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

- Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở lục địa.

Câu 34: Viết báo cáo địa lý về ngành công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

Lời giải
Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng Nông- lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

1. Công nghiệp

Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).

Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng.

Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là : công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.

Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng như : vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh, v.v.

2. Nông nghiệp

* Trồng trọt:

- Điều kiện phát triển:

   + Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

   + Đất phù sa màu mỡ.

- Tình hình phát triển:

   + Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.

   + Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.

    + Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đồng, khoai tây, su hào,...vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

* Chăn nuôi:

- Điều kiện phát triển;

+ Cơ sở thức ăn phong phú.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

-Tình hình phát triển:

+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước.

+ Chăn nuôi bò, gia cầm và nuôi trồng thủ sản đang được phát triển.

3. Dịch vụ

Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở nên sôi động. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng. Hà Nội, Hải Phòng đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc đất nước. Đồng bằng sông Hồng có nhiểu địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là Chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà,...

Bưu chính viễn thông là ngành phát triển mạnh ờ Đồng bằng sông Hồng.

Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta.

Câu 35: Năm 2002 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Châu Á là bao nhiêu

Lời giải

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của châu Á năm 2002 đứng thứ 3 so với các châu lục khác (sau châu Phi - 2,4% và châu Mĩ 1,4%).

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của châu Á khá cao và bằng tỉ lệ tăng tự nhiên của thế giới với 1,3% (năm 2002).

Câu 36: Thiên nhiên Châu Á có những thuận lợi và khó khăn gì?

Lời giải

a, Thuận lợi:

- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :

+ Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...

+ Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.

b, Khó khăn:

- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:

Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

Câu 37: Em hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta và giải thích nguyên nhân sự phân bố đó

Lời giải

* Đặc điểm sự phân bố dân cư:

- Dân cư phân bố không đều:

 + Tập trung đông đồng bằng, ven biển ( 600người /km2)

 + Thưa thớt miền núi và cao nguyên( 60người /km2 ).

 + Quá nhiều ở nông thôn ( 74% ), quá ít ở thành thị ( 26% ).

 * Giải thích:

- Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế : Địa hình , đất đai , khí hậu , nguồn nước ...

- Dân số thành thị còn ít, chưa thu hút thị dân -> Tỉ lệ đân thành thị thấp, do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp -> Dân số tập trung nhiều ở nông thôn .

 * Các biện pháp:

 - Giẩm tỉ lệ gia tăng tự nhiên .

 - Nâng cao mức sống của người dân .

 - Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng .

 - Cải tạo xây dựng nông thôn mứi, thúc đẩy quá trình đo thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.

Câu 38: Kể tên các thành phố lớn của châu Á

Lời giải

+ Các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin ga po, Việt Nam, Iran, Irac, Ấn Độ…

+ Thành phố: Thượng Hải, Tokyo, Seoul, Hà Nội, Bắc Kinh, Tp Hồ Chí Minh…

Câu 39: Em hãy nêu hai công trình hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới được thực hiện ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Lời giải

- Công ty SSA Holding International – Việt Nam Inc, Cayman (Hoa Kỳ) liên doanh đầu tư xây dựng và vận hành khai thác cầu tàu số 2,3,4 cảng Cái Lân;

- Tập đoàn SunGroup đầu tư bến số 1 (bến khách Hòn Gai với mục tiêu kết hợp du thuyền – cảng quốc tế)
- Cầu Bãi Cháy

Câu 40: Ngành công nghiệp luyện kim ở châu Âu

Lời giải

Nền công nghiệp châu Âu phát triển rất sớm.

- Nhiều sản phẩm nổi tiếng về chất lượng (luyện kim, sản xuất ô tô, đóng tàu, dệt may,...).

Các ngành công nghiệp

Phân bố

Luyện kim

Anh, Thụy Điển, Na-Uy, Pháp, Đức, Ba Lan

Sản xuất ôtô

Liên bang Nga, Pháp, Anh, Đức

Đóng tàu biển

Hà Lan, Đức, Na-Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha

Hoá chất

Pháp, Liên bang Nga, Đức

Dệt

Pháp, Bê-la-rut, Liên bang Nga

- Các ngành công nghiệp truyền thống: luyện kim, cơ khí, đóng tàu, dệt, may mặc và khai thác than.

=> Công nghiệp truyền thống đang gặp khó khăn cần phải thay đổi công nghệ.

- Các ngành công nghiệp mới mũi nhọn điện tử, cơ khí chính xác tự động hóa, công nghiệp hàng không.

- Ham-bua là vùng công nghiệp nổi tiếng của châu Âu nằm ở Cộng hòa Liên bang Đức.

Câu 41: Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2007

Lời giải

Trong giai đoạn 1995 - 2007, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng còn chậm.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 71,2% (năm 1995) xuống còn 53,9% (năm 2007), giảm 17,3%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,4% (năm 1995) lên 20,0% (năm 2007), tăng 8,6%.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 17,4% (năm 1995) lên 26,1% (năm 2007), tăng 8,1% và hiện chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong cơ cấu lao động.

* Giải thích: Nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.

Câu 42: Trình bày và giải thích lượng mưa phân bố trên Trái Đất

Lời giải

Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
Do sự tác động của các nhân tố nói trên, nên sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam).
Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương

Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biến nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.

Câu 43: Liên hợp quốc giúp Việt Nam.

Lời giải

- Từ khi Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc (9-1977), quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng phát triển.

- Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam: FAO (Tổ chức nông - lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)…

Câu 44: Nêu đặc điểm khoáng sản Đông Á

Lời giải

Đông Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trong nhất la dầu mo. khi đốt, than, sát, crôm và một số kim loại màu như đóng, thiếc,...

Đông Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Trên lãnh thổ có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ chạy theo hai hướng chính và nhiều đồng bằng rộng nằm xen kẽ với nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. Đông Á có nguồn khoáng sản phong phú, quan trọng nhất là : dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và nhiều kim loại màu.

Câu 45: Dựa vào hình 23.2 em hãy nhận xét sự phân bố thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây? Giải thích tại sao

Lời giải

Có sự phân bố khác nhau về thực vật ở hai sườn dãy Anđét vì:

– Sườn Đông Anđét có khí hậu ấm và ẩm: đây là khu vực có gió Tín Phong Nam bán cầu thổi quanh năm, do phía đông lục địa Nam Mĩ có địa hình thấp, gió Tín Phong mang hơi ẩm từ biển vào, gặp bức chắn địa hình Anđét, gây mưa nhiều ở sườn Đông Anđét.

– Sườn tây Anđét có khí hậu khô hạn: do dòng biển lạnh Pêru chảy sát ven bờ, các khối không khí ẩm từ biển thổi vào đều ngưng tụ và gây mưa ngay ngoài khơi, khi vào đến đất liền thì giảm ẩm và không gây mưa, khiến cho sườn Tây Anđét khí hậu khô hạn, ít mưa.

Câu 46: Ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và hoạt động sản xuất ở Hà Nội

Lời giải:

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cây cối phát triển, phát triển nông nghiệp, các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Ở miền Bắc có mùa đông lạnh phát triển trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt ôn đới.

- Khó khăn: nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của dân cư.

Câu 47: Sông ngòi châu Á có những thuận lợi gì để phát triển kinh tế

Lời giải

- Thuận lợi:

+ Bồi đắp phù sa cho đồng bằng, cung cấp nước tưới tiêu ⇒ phát triển ngành nông nghiệp

+ Phát triển ngành nuôi thủy sản, du lịch, giao thông vận tải

+ Tạo ra các nhà máy thủy điện

⇒ Phát triển kinh tế và đời sống xã hội của đất nước

Câu 48: Chứng minh dân cư châu Á phân bố không đồng đều và giải thích

Lời giải

Dân cư của châu Á phân bố không đồng đều: điều kiện tự nhiên, lịch sử phát triển, đặc điểm phát triển kinh tế

- Địa hình của châu á phân hóa khác nhau ở từng nơi, trung á là hoang mạc và các dãy núi cao nên không thể phát triển nông nghiệp công nghiệp nên người ta sống ít. Nam á, đông nam á có nhiều đất phù sa thuận lợi(đồng bằng sông Ấn ,sông Hằng,Trường Giang,Hoàng Hà,sông Hồng...) để phát triển nông nghiệp,và có vị trí ở ven biển nên người ta sống nhiều

- Khí hậu phân hóa khác nhau ở từng nơi . Bắc á có khí hậu cận cực(giải thích :gần liên băng nga nên rất lạnh) nên dân cư sinh sống rất ít,Trung á có khí hậu núi cao(có nhiều dãy núi như himalya...),khí hậu nhiệt đới khô(mưa ít) ( giải thích vì trung á không có bờ biển, địa hình ăn sâu vào đất liền),nên dân cư cũng sống ít,Tây nam á có khí hậu cận nhiệt khô,nhiều vùng cũng biến thành hoang mạc (vì có dòng biển lạnh đi qua và nhiều yếu tố tự nhiên khác) nên dân cư chỉ sống ở vùng đồng bằng lưỡng hà và các thành phố lớn .Đông Á ,Nam Á , Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa( mưa nhiều) thuận lợi để phát triển nông nghiệp nên dân cư tập trung đông đúc

- Sông ngòi dày đặc ở Đông Á, Nam á , đông nam á nên người dân có lượng nước dồi dào để sinh sống, Sông ngòi rải rác ở tây á, trung á nên thiếu nước dẫn đến việc người dân sống ít

- Kim loại phân bố hầu hết các khu vực nhưng do điều kiện tự nhiên nên tây á,đông á,nam á khai thác kim loại dễ nên ngừoi ta sống nhiều

- Do điều kiên về khí hậu nên Đông á,Nam á ,Đông nam á sinh vật có nhiều, phong phú và đa dạng nên thuận lợi cho việc sinh sống => nhiều dân

- Đông Á, Đông Nam á ,nam á là những cái nôi của con người xuất hiện trên thế giới

- Đông Á, Đông Nam á ,nam á ít xảy ra chiến tranh, xung đột sắc tộc nên ngừoi tập trung đông đúc,không như Tây á nạn khủng bố nhiều làm tư tưởng của con người sợ hãi cũng chẳng dám sống ở đó.

- Tôn giáo ở Nam á cho đẻ nhiều con còn tôn giáo ở Tây Á cho đẻ ít con.

Câu 49: Tỉnh thành nào nổi tiếng với các điểm du lịch sau: cù lao phố, bửu long, làng bưởi tân triều…:

A. Đồng Nai

B. Bình Dương

C. Bà Rịa – Vùng Tàu

D. Long An

Lời giải

A. Đồng Nai

Câu 50: Đặc điểm sông ngòi ở vùng Trung tâm Hoa Kỳ?

Lời giải

- Bao gồm phần rộng lớn ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.

– Phần trung tâm: + Khu vực rộng lớn, cân đối, diện tích hơn 8 triệu km2, chiều Đông sang Tây khoảng 4500m, chiều Bắc xuống Nam khoảng 2500km.

Đặc điểm sông ngòi ở phía Đông:

Sông ngòi ở phía Đông Hoa Kỳ:

- Có nhiều sông lớn như Côlômbia, Côlôrađô,… thuận lợi trong việc phát triển thuỷ điện, cho sinh hoạt cũng như nông nghiệp, vận tải…

Câu 51: Tỉnh thành nào nổi tiếng với các điểm du lịch sau: khu du lịch thác số 4, trảng cỏ - bù đăng, sóc xiêm…

A. Bình Dương

B. Bình Thuận

C. Bình Phước

D. Bình Long

Lời giải

C. Bình Phước

Câu 52: Tại sao đồng bằng sông Cửu Long không được ông cha ta không đắp đê

Lời giải

 Do địa thế thấp, địa hình bằng phẳng, lượng nước tập trung quá lớn trong mùa lũ và tác động của thủy triều nên ở ĐB sông Cửu Long không thể đắp đê để ngăn lũ (sống chung với lũ).

Câu 53: Tỉnh thành nào nổi tiếng với các điểm du lịch sau: lái thiêu, suối trúc, đại nam…

A. Bình Dương

B. Tây Ninh

C. Bình Phước

D. Bình Long

Lời giải:

A. Bình Dương

Câu 54: Mục đích của Nafta

Lời giải

Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được Hoa Kì,Ca-na-đa và Mê-hi-cô thông qua, hình thành một khối kinh tế gồm khoảng 419,5 triệu người (2001), có nguồn tài nguyên phong phú cả về nguyên liệu và nhiên liệu.

Khối kinh tế này được thành lập để kết hợp thế mạnh của cả ba nước, tạo nêri một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Hoa Kì và Ca-na-đa là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển cao. công nghệ hiện đại. Mê-hi-cô có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

Trong nội bộ NAFTA, Hoa Kì chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-da

Câu 55: Nội thủy là

A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.

B. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.

C. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.

D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.

Lời giải

A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.

Câu 56: Trình bày đặc điểm sông ngòi và cảnh quan Châu Á

Lời giải

* Đặc điểm sông ngòi:

- Mạng lưới sông ngòi châu Á khá phát triển có nhiều hệ thống sông lớn: sông Ôbi, sông Ênitxây, sông Mê Kông,…

- Các con sông chảy từ trung tâm châu lục đổ ra các đại dương

- Các sông phân bố không đều, chế độ nước khá phức tạp:

+) Sông ở Bắc Á chảy theo hướng Nam – Bắc đổ ra Bắc Băng Dương, đóng băng về mùa đông; mùa xuân tuyết tan gây lũ lớn

+) Đông Á, Đông Nam Á sông đổ ra Thái Bình Dương, chế độ mưa gió mùa nên sông đầy nước, mùa lũ

vào thời kì cuối hạ đầu thu, mùa cạn vào cuối đông đầu xuân.

+) Nam Á sông đổ ra Ấn Độ Dương, mưa nhiều nên sông đầy nước.

+) Tây Nam Á và Trung Á khô hạn, sông ít nước, nguồn cung cấp nước từ băng tuyết tan

- Giá trị kinh tế sông ngòi: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

* Các đới cảnh quan tự nhiên:

- Do địa hình và khí hậu đa dạng nên các đới cảnh quan châu Á phân hoá đa dạng với nhiều loại.

+) Rừng lá kim ở Tây Xi – bia, sơn nguyên Trung Xi – bia, Đông Xi – bia

+) Rừng cận nhiệt ở Đông Á

+) Rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á

+) Hoang mạc và bán hoang mạc ở Tây Nam Á, Trung Á

- Cảnh quan khu vực gió mùa và lục địa khô chiếm diện tích lớn.

- Cảnh quan tự nhiên đang bị khai phá, rừng tự nhiên còn lại ít và rất cần được bảo vệ.

Câu 57: Ví dụ về góp phần xây dựng văn hóa cộng đồng dân cư

Lời giải

Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh phong phú, giữ trật tự an ninh, vệ sinh môi trường.

Ví dụ: Lao động vệ sinh đường phố, các hoạt động tập dưỡng sinh, tập thể dục, thể thao…

Câu 58: Đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài thông xe ngày

Lời giải

Tháng 5 năm 1994

Câu 59: Trong nghề nuôi trồng thủy sản, nghề nào có tốc độ phát triển nhanh nhất?

A. Nuôi cá tra.
B. Nuôi cá ba sa.
C. Nuôi sò huyết.
D. Nuôi tôm.

Lời giải

B. Nuôi cá ba sa.

Câu 60: Cánh giúp con người chuyển từ di cư sang định cư

Lời giải

Cach giup con nguoi chuyen tu di cu sang dinh cu là:
- Đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất và tinh thần
- Đáp ứng nhu cầu về môi trường sống đảm bảo nhu cầu

Câu 61: Ngành thu hút nhiều lao động và đóng góp phần lớn cho Thu nhập quốc dân ở các nước phát triển là

Lời giải

Ngành thu hút nhiều lao động và đóng góp phần lớn cho Thu nhập quốc dân ở các nước phát triển là dịch vụ.

Câu 62: Khoáng sản của châu Phi thường phân bố ở đâu?

Lời giải

Khoáng sản của châu Phi thường phân bố ở đâu?

Sự phân bố khoáng sản ở châu phi có đặc điểm: chủ yếu phân bố ở trên các cao nguyên Nam Phi

Câu 63: Trình bày các đặc điểm của sông ngòi Châu Á?

Lời giải

Đặc điểm sông ngòi châu Á

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

·      Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công,

Hằng, Ấn,...

·      Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

Câu 64: Cho biết GDP của thế giới năm 2020 là 84 705 tỉ USD, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ GDP của EU trong tổng gdp của thế giới.

Lời giải

– GDP của EU năm 2020 là 15 276 tỉ USD

=> % GDP của EU trong tổng GDP của thế giới = 15 276 : 84 705,4 x 100 = 18,0%.                      

Câu 65: Thuyết minh về khu du lịch Bửu Long

Lời giải

- Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990. Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa bên tả ngạn sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km.

- Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 ha.

- Độ cao trung bình 100 mét so với mặt biển.

- Theo các nhà khoa học thì núi Bửu Long có cách nay khoảng từ 100 - 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp.

- Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương.

- Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê.

- Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”.

- Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.
- Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc.

- Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm.

- Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng.

- Căn cứ vào hàng chữ Hán khắc trên hai cột ở gian giữa giảng đường thì chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn niên ” phía trước đề 1616, nhưng năm 1616 không tương ứng với Bính Thìn niên” âm lịch.

- Di tích cổ tự đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc hiện tồn được xác định là năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng.

- Có lẽ đây là lần trùng tu thứ hai, lần trùng tu đầu tiên theo Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì năm 1679, một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tỵ nạn đã xây cất lại bằng gạch ngói và thỉch đại sư Hoàng Long đường thượng hiệu Thành Chí đến trụ trì và tôn làm tổ khai sơn.

-  Chùa Bửu Phong được xem là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai cùng với chùa Đại Giác và Chùa Long Thiền.
- Cụm thứ hai là long Sơn thạch động (chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ.

- Miệng hang rộng và nhỏ dần vào trong trông như một hàm ếch, trên vách có nhiều nhủ đá hình hài kỳ lạ rủ xuống thật là kỳ ảo.

- Trên núi Long Ẩn có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các hệ phái Phật giáo, làm phong phú các lễ hội hành hương.
- Ngoài hai cụm Bình Điền và Long Sơn danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành.

- Hồ rộng gần 20.000m2 nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa hồ nước.

- Từ những hòn đảo này con người đã tạo dáng thêm làm cho chúng thành những cảnh đẹp ẩn, hiện giữa sóng nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo quanh khu vực như một bức tranh.
- Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường.

- Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.

Câu 66: Tác động nào sau đây của con người không ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất

A. Đưa vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác

B. Tăng cường chặt phá rừng bữa bãi.

C. Bón phân, làm thuỷ lợi, thau chưa rửa mặn

D. Đốt rừng làm rẫy, làm nhiều vụ trong năm

Lời giải

A. Đưa vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác

Câu 67: Hà Nội có phải là trung tâm kinh tế không

Lời giải

Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng.

Câu 68: Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa trung bình

Lời giải

Nam Trung Bộ có lượng mưa trung bình là do:
Đây là khu vực khô hạn nhất nước, lượng mưa trung bình năm thường dưới 800mm/ năm trong khi lượng mưa trung bình của nước ta là > 1500mm. Sự khô hạn này do nhiều nguyên nhân:
- Có dòng biển lạnh chảy sát ven bờ
- Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều nhánh núi đâm ngang chắn ảnh hưởng của biển vào sâu nội địa
- Gió mùa Tây Nam và Đông Nam trong mùa hạ luôn thổi song song với hướng của địa hình nên không đem mưa vào trong vùng.

Câu 69: Nêu tên và phân bố một số hồ chứa nước ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Lời giải

Hồ Sông Ray (nằm trên dịa bàn huyện Xuyên Mộc và huyện Châu Đức); hồ Sõng Hỏa, Suối Các và hồ Xuyên Mộc (huyện Xuyên Mộc); hồ Đá Bàng (nằm trên địa bàn huyện Đất Đỏ và huyện Châu Đức); hồ Kim Long (huyện Châu Đức); hồ An Hải và hồ Quang Trung (huyện Côn Đảo).

Câu 70: Nêu tên và phân bố một số hồ chứa nước ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Lời giải

- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 30 hồ chứa nước với tổng dung tích thiết kế là hơn 316,28 triệu m3, trong đó có 12 hồ cấp nước sinh hoạt là: Đá Đen, Sông Ray, Sông Hỏa và Xuyên Mộc (huyện Xuyên Mộc); Đá Bàng, Suối Các, Núi Nha, Châu Pha (thị xã Phú Mỹ); Kim Long, Suối Nhum (huyện Châu Đức); An Hải và Quang Trung (huyện Côn Đảo)

- Do các vấn đề liên quan đến đặc điểm tự nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội nên trên địa bàn tỉnh hiên nay phải xây dựng nhiều hồ chứa nước.

Câu 71: Để phù hợp với thời gian nơi đến, khi đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến đổi ngày, cần

A. Giữ nguyên lịch ngày đến

B. Giữ nguyên lịch ngày đi

C. Tăng thêm một ngày lịch

D. Lùi đi một ngày lịch

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° đi qua giữa múi số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông (theo chiều tự quay của Trái Đất) qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì phải tăng thêm một ngày lịch. Trong thực tế đường chuyển ngày quốc tế không phải là đường thẳng mà cũng thay đổi theo biên giới quốc gia.

Câu 72: Để phù hợp với thời gian nơi đi, khi đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến đổi ngày, cần

A. Giữ nguyên lịch ngày đi

B. Tăng thêm một ngày lịch

C. Lùi đi một ngày lịch

D. Giữ nguyên lịch ngày đến

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Câu 73: Xác định trên hình 1, sự phân bố của một số loại khoáng sản chính ở châu Á.

Lời giải

- Sự phân bố một số loại khoảng sản:

+ Dầu mỏ, khí đốt phân bố chủ yếu ở Tây Nam Á; Đông Nam Á.

+ Than đá, sắt, crôm phân bố chủ yếu ở Bắc Á, Nam Á, Đông Á.

+ Đồng, thiếc phân bố chủ yếu ở Đông Bắc Á.

Câu 74: Biển Đông nước ta nằm trong vùng khí hậu

A. nhiệt đới ẩm hải dương.

B. ôn đới ẩm gió mùa.

C. cận nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. nhiệt đới ẩm gió mùa.

Lời giải

D. nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 75: Giới thiệu cơ bản về tháp Chăm

Lời giải

- Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa hay tháp Chàm, là tên gọi thông dụng trong tiếng Việt để chỉ kiến trúc đền tháp Chăm Pa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng (Hindu, Phật giáo) của dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

- Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Chăm, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Campuchia như tháp Damray Krap.

- Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.

- Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa.

- Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc).

- Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá.

- Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp.

- Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.

Câu 76: Đặc điểm nổi bật của các cuộc phát kiến đia lý

Lời giải

+ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển; mở rộng thị thường; thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa Đông – Tây.

+ Góp phần khẳng định Trái Đất hình cầu; đem lại những hiểu biết về những vùng đất mới, tuyến đường mới,..

+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản

+ Làm nảy sinh quá trình biến những vùng đất mới thành thuộc địa, cướp bóc và buôn bán nô lệ  cho nhân dân dân các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh.

Câu 77: Nửa mùa đông gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất làm ẩm vì

A. thổi qua biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải

B. Thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn

C. Di chuyển về phía đông

D. Di chuyển càng về gần phía Nam

Lời giải

Đáp án A: thổi qua biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải

Câu 78: 12 giờ trưa mặt trời ở hướng nào

Lời giải

Vào lúc trưa khoảng 12h là thời gian mặt trời đã mọc trên đỉnh đầu sẽ cho chúng ta biết được hướng bắc và nam. Nếu như bạn ở bắc bán cầu thì chỉ cần đi thẳng về hướng gần mặt trời sẽ là hướng nam, đi xa dần mặt trời là hướng bắc.

Câu 79: Phần đất liền của lãnh thổ Đông Á gồm

A. Trung Quốc, Đài Loan

B. Trung Quốc, Triều Tiên

C. Nhật Bản, Hải Nam

D. Nhật Bản, Triều Tiên

Lời giải

B. Trung Quốc, Triều Tiên

Câu 80: Sản lượng khai thác dầu lớn nhất là nước:

Lời giải

Hoa Kỳ

Câu 81: Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á

Lời giải

- Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và 3 đại dương (Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương).

- Kích thước lãnh thổ: 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo phụ thuộc).

Câu 82: Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2003

Lời giải

Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2003

Câu 83: Tại sao hiện nay các quốc gia trên thế giới phải chống biến đổi khí hậu

Lời giải

- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu làm tăng nhiệt độ trái đất, làm tan chảy phần lớn băng trên trái đất, khiến mực nước biển tăng, các hệ sinh thái bị phá hủy, dẫn đến nguy cơ xảy ra “thảm họa khí hậu” và các hiện tượng thời tiết nghiêm trọng như hạn hán, bão lụt, phát sinh dịch bệnh... ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và tác động tiêu cực tới cuộc sống của con người.

- Biến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa toàn cầu và là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại.

- Đây là vấn đề mà cộng đồng quốc tế phải quan tâm vì không một quốc gia nào có thể sống yên ổn trước sự biến đổi khí hậu, “các quốc gia trên thế giới đều đang cùng chung một con tàu. Nếu con tàu đắm, sẽ chẳng ai có cơ hội sống sót”.

- Do đó, trong những thập niên gần đây, nhiều nước trên thế giới đã có những thông điệp mạnh mẽ, kêu gọi phải kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu để “cứu lấy con người, cứu lấy con cháu chúng ta”.

Câu 84: Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á

Lời giải

Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á

a, Thuận lợi:

- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :

+ Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...

+ Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.

b, Khó khăn:

- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:

+ Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

+ Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

Câu 85: Tính khoảng cách theo đường chim bay từ a1 đến b1 và từ a2 đến d1

Lời giải

Ở thước tỉ lệ trong hình 44 SGK, 1cm trên bản đồ là 1km trên thực địa.

Khoảng cách từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 là 7,7 cm vì vậ khoảng cách giữa hai đỉnh núi là 7,7km

Câu 86: Vì sao miền Bắc mùa đông mưa ít

Lời giải

- Vì vào mùa đông, miền Bắc nước ta trực tiếp đón gió mùa đông bắc thổi từ lục địa của Châu Á xuống với tính chất khô và lạnh, làm hạ thấp nhiệt độ xuống, đem lại một mùa đông lạnh.

- Do có mùa hạ gió thổi không khí ẩm từ biển vào, dễ hình thành mây và mưa. Càng gần biển càng mưa nhiều càng sâu trong đâts liền, mưa càng ít Còn mùa đông, gió từ đất liền thổi ra biển, thời tiết lạnh giá, hanh khô.

- Tín phong bắc bán cầu có tính chất khô nóng, đem lại nắng ấm ở miền Bắc vào thời kì gió mùa đông suy yếu.

- Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bắc bán cầu cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô

Câu 87: Vì sao mùa hè miên Bắc nóng và mưa nhiều

Lời giải

Do có mùa hạ gió thổi không khí ẩm từ biển vào, dễ hình thành mây và mưa

Câu 88: Nêu đặc điểm lao động của nước ta

Lời giải

Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

- Mặt mạnh:

+ Nguồn lao động rất dồi dào; 42,53 triệu người, chiếm 51,2 % tổng số dân

+ Mỗi năm tăng thêm một triệu lao động

+ Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú, tiếp thu nhanh khoa học kỉ thuật

+ Chất luợng lao động ngày càng được nâng lên, lao động có kỉ thuật ngày càng đông

- Hạn chế:

+ Lực luợng lao động có trình độ cao còn ít

+ Nhiều lao động chưa qua đào tạo ( 75%)

+ Thiếu tác phong CN

+ Năng suất lao động vẫn còn thấp

+ Phần lớn lao động có thu nhập thấp

+ Phân công lao động XH còn chậm chuyển biến

+ Quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết

=> Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.

Câu 89: Gần chí tuyến thì nóng hay lạnh

Lời giải

Càng về gần hai chí tuyến thì càng nóng

Câu 90: Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1 000 000 đoạn đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Rang đo được 33,8cm. Tính độ dài thật của quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Rang?

Lời giải

Độ dài thật của quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Rang là:

33,8 × 1000000= 33800000(cm) = 338(km)

Đáp số: 338km

Câu 91: Diện tích thủ đô Hà Nội năm 2011 là bao nhiêm km2?

Lời giải

3328,9km2

Câu 92: Ngành công nghiệp phát triển ở hầu hết tất cả các nước Châu Á

A. Công nghiệp khai khoáng

B. Công nghiệp luyện kim

C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

D. Công nghiệp điện tử

Lời giải

Đáp án C

Câu 93: Dân cư Nam Á thưa nhất ở khu vực

A. Tây Bắc Ấn Độ

B. Phía nam dãy Hi – ma – lai - a

C. Đồng bằng ven biển phía Đông dãy GátĐông

D. Đồng bằng Ấn - Hằng

Lời giải

Đáp án A

Câu 94: Đông Á tiếp giáp với đại dương nào

A. Đại Tây Dương

B. Ấn Độ Dương

C. Thái Bình Dương

D. Bắc Băng Dương

Lời giải

Đáp án C

Câu 95: Ngành công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nam Á là

A. Công nghiệp luyện kim

B. Cơ khí, chế tạo máy

C. Khai thác và chế biến dầu mỏ

D. Sản xuất hàng tiêu dùng

Lời giải

Đáp án C

Câu 96: Phần lớn lãnh thổ Nam Á có khí hậu

A. Ôn đới gió mùa

B. Ôn đới hải dương

C. Nhiệt đới khô

D. Nhiệt đới gió mùa

Lời giải

Đáp án C

Câu 97: Sườn phía Đông của dãy Gát Tây có lượng mưa thấp, từ 250 – 750 mm là do

A. địa hình núi cao trên 4500m

B. vị trí khuất gió và sâu trong nội địa

C. gió tín phong khô nóng thổi quanh năm

D. có dòng biển lạnh chạy ven bờ

Lời giải

Đáp án B

Câu 98: Cách tính trung bình nhiệt độ của biểu đồ

Lời giải

 Cách tính

- Nhiệt độ trung bình tháng = nhiệt độ trung bình ngày / số ngày trong tháng.

- Nhiệt độ trung bình năm = nhiệt độ trung bình năm / số tháng (12 tháng).

Câu 99: Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lý của các nước đang phát triển

Lời giải

Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lý của các nước đang phát triển

Dân số vừa đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.
- Về kinh tế :
 + Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.
=> điển hình ta có thể thấy dân số tăng nhanh nhưng nền kinh tế chưa tăng nhanh như vậy, không bắt kịp tốc độ gia tăng của dân số => người dân sẽ nghèo, thiếu thốn, nền kinh tế hàng hoá không đáp ứng đủ nhu cầu lớn trong xã hội
 + Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.
=> quá nhiều dân số, nhưng nền kinh tế chưa tăng trưởng đủ, các nhà máy chưa thể mở rộng sản xuất để tuyển dụng thêm công nhân => số lượng việc làm thấp mà số người lao động lại cao => tỉ lệ thất nghiệp cao => cạnh tranh việc làm cao
 + Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.
=> vùng sinh con nhiều lại là các vùng sâu vùng xa, lạc hậu => những nơi này lại ít tài nguyên, ít tiềm năng hoặc chưa phát triển được tiềm năng kinh tế => người lao động lại đổ về các vùng đồng bằng và thành phố lớn => chuyển dịch lao động mất cân đối
- Về xã hội :
 + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.
=> dân số đông mà tăng nhanh thì các phúc lợi xã hội và tiền lương không theo kịp => đời sống người lao động vẫn khó khăn
 + Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.
=> Y tế, giáo dục không đáp ứng kịp số lượng dân số bùng phát nhanh như vậy => bệnh viện quá tải => chất lượng giảm sút, trường học quá đông => mở các lớp tự phát hoặc trường công lập có thể chưa đảm bảo chất lượng
- Về môi trường :
Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường
 + Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
 + Ô nhiễm môi trường. 
=> Đây là tình trạng thường thấy ở các thành phố lớn với việc kẹt xe thường xuyên, ô nhiễm không khí, đất đai, nguồn nước, ... => môi trường sống không đảm bảo cho người dân

Câu 100: Cơ cấu lực lượng lao động phân bố theo thành thị và nông thôn 2021

Lời giải

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2021 đạt 50,5 triệu người, giảm 791,6 nghìn người so với năm trước. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 18,6 triệu người, chiếm 36,8%; lực lượng lao động nữ đạt 23,5 triệu người, chiếm 46,5% lực lượng lao động của cả nước.

Câu 101: Khoảng cách 1 cm trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 2000 000 bằng bao nhiêu km trên thực địa?

Lời giải
Ti lệ bản đồ 1: 2 000 000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ ứng với 2 000 000 cm hay 20 km trên thực địa.

Câu 102: Hoang mac nào sau đây hình thành không phải do tác động của 1 dòng biển lạnh

A. Atacama

B. Taclamancan

C. Sahara

D. Rup en Khali

Lời giải

Đáp án B

Câu 103: Sông Trường Giang ở Đông Á hay Đông Nam Á

Lời giải

Đông Á

Câu 104: Nguyên nhân dẫn đến đa số các quốc gia Châu Phi nghèo, kém phát triển

Lời giải

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến các nước còn nghèo và kinh tế kém phát triển là do sự thống trị nhiều thế kỉ của chủ nghĩa thực dân. Ngoài ra còn do các cuộc xung đột sắc tộc, sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia châu Phi non trẻ, trình độ dân trí thấp,

Câu 105: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 5000, chiều dài một hồ nước hình chữ nhật đo được 18cm và chiều rộng đo được 9,6cm. Xung quanh hồ nước đó người ta trồng cây liễu, khoảng cách giữa hai cây liên tiếp bằng 3m.

Tính số cây liễu cần để trồng xung quanh hồ đó.

Lời giải

Chiều dài thực của hồ nước là:

       18×5000=90 000cm

Chiều rộng thực của hồ nước là:

       9,6×5000=48 000cm

 Đổi 90 000cm=900m

        48 000cm=480m

 Chu vi của hồ là:

        (900+480)x2=2760m

 Số cây liễu cần để trồn xung quanh hồ nước là:

          2760:3=920 cây

                   Đáp số: 920 cây

Câu 106: Cơ cấu lực lượng lao động nước ta như thế nào?

Lời giải

Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Tính đến hết năm 2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu người, trong đó nữ chiếm khoảng 48,94%.

Câu 107: Trên bản đồ tỉ lệ 1 100000 , khoảng cách 2 xã trên bản đồ là 12 cm. trên thực tế hai xã cách nhau bao nhiêu km

Lời giải

Tỉ lệ xích của bản đồ là

120/12=10 km

ĐS: 10km

Câu 108: Cho biết cơ cấu dịch vụ nước ta năm 2002.

Lời giải

Nhóm ngành dịch vụ có tỉ trọng GDP lớn nhất ở nước ta năm 2002 là dịch vụ tiêu dùng (51%), tiếp đến là dịch vụ công cộng (34,1%), cuối cùng là nhóm ngành dịch vụ sản xuất (14,9%).

Câu 109: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 có hình vẽ một khu đất hình chữ nhật với chiều dài 6cm và chiều rộng 4cm. tính diện tích khu đất đó bằng đợn vị ha.

Lời giải

Chiều dài khu đất là :

6 x 1000 = 6000 ( cm )

Chiều rộng khu đất là 

4 x 1000 = 4000 ( cm )
      6000cm = 60m

     4000cm  = 40m

 Diện tích khu đất là :

     60 x 40 = 2400  ( m2 )

                      Đ/s : 2400 m2

Câu 110: Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng trong thời gian một năm (trung bình là 365 ngày). Biết vận tốc quay của Trái Đất bằng 108000 km/h. Lấy π≈3,14π≈3,14 thì giá trị trung bình bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là:

Lời giải

150 537 308,6km

Câu 111: Kể tên các vùng có cà phê là chuyên môn hóa

Lời giải

Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ

Đánh giá

0

0 đánh giá