Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) lớp 9.
Giải bài tập Địa Lí Lớp 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 121 SGK Địa lí 9: Dựa vào bảng 33.1, hãy nhận xét một số tiêu chí dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.
Bảng 33.1. Tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước (cả nước = 100%)
Năm Tiêu chí |
1995 |
2000 |
2002 |
Tổng mức bán lẻ hàng hóa |
35,8 |
34,9 |
33,1 |
Số lượng hành khách vận chuyển |
31,3 |
31,3 |
30,3 |
Khối lượng hàng hóa vận chuyển |
17,1 |
17,5 |
15,9 |
Phương pháp giải:
Trả lời:
Nhận xét:
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/3 so với cả nước (33,1%) và có xu hướng giảm nhẹ, từ 35,8% (1995) xuống 33,1% (2002).
- Số lượng hành khách vận chuyển của vùng cũng chiếm tỉ trọng cao so với cả nước (30,3%) và giảm nhẹ từ 31,3% (1995) xuống 30,3% (2002).
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển chiếm 15,9 % so với cả nước, có xu hướng giảm dần từ 17,1% (1995) xuống còn 15,9% (2002).
⟹ Các hoạt động dịch vụ của vùng phát triển mạnh và vẫn giữ vị trí quan trọng đối với cả nước, đặc biệt là nội thương. Tỉ trọng các tiêu chí trên có xu hướng giảm nhẹ là do sự phát triển và nổi lên của các vùng kinh tế khác trong nước.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác bằng những loại hình giao thông vận tải:
- Đường ô tô (các tuyến quốc lộ)
- Đường biển (cảng TP. Hồ Chí Minh).
- Đường sắt.
- Đường hàng không (sân bay Tân Sơn Nhất).
Phương pháp giải:
Trả lời:
Đông Nam Bộ thu hút mạnh đầu tư nước ngoài do:
- Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với nước ngoài bằng nhiều loại hình giao thông.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi:
+ Địa hình thoải, đất xám, đất badan. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt. -> Mặt bằng xây dựng tốt. Phát triển các cây công nghiệp.
+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú. Giàu tiềm năng dầu khí. -> Khai thác dầu khí trên thềm lục địa, đánh bắt hải sản. Giao thông và du lịch biển phát triển.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Số dân đông, năng động, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.
- Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Tỉ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng chiếm tới 93,8% (2007).
Phương pháp giải:
Trả lời:
Hoạt động xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh có những thuận lợi là:
- Vị trí địa lí tiếp giáp với vùng biển rộng lớn phía Đông, có cảng biển lớn TP.Hồ Chí Minh, nằm gần các tuyến đường hàng không, hàng hải quốc tế.
- Là trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Bộ - vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, đặc biệt là công nghiệp và là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn (nguồn nông sản dồi dào) ⟶ cung cấp nguồn hàng hóa lớn cho hoạt động xuất khẩu.
- TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất khu vực phía Nam với cơ sở hạ tầng hiện đại, hội tụ đầy đủ các phương tiện giao thông quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu:
+ Có cảng TP. Hồ Chí Minh với năng suất bốc dỡ lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
+ Vận tải hàng không có sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay quốc tế lớn của nước ta.
+ Các tuyến quốc lộ lớn được xây dựng hiện đại, đồng bộ, thông ra cảng biển lớn.
- Chính sách mở cửa, đẩy mạnh giao lưu kinh tế của Nhà nước.
Bảng 33.2. Một số chỉ tiêu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước, năm 2002 (cả nước = 100%)
|
Tổng GDP |
GDP công nghiệp – xây dựng |
Giá trị xuất khẩu |
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam |
35,1 |
56,6 |
60,3 |
Phương pháp giải:
Trả lời:
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế chung của cả nước:
+ Tổng GDP của vùng chiếm 35,1% so với cả nước.
+ GDP trong công nghiệp – xây dựng chiếm 56,6% so với cả nước.
+ Giá trị xuất khẩu chiếm 60,3% so với cả nước.
- Sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.
- Đây là vùng trọng điểm thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
- Là vùng thu hút mạnh sẽ lao động cả nước, sự phát triển kinh tế của vùng sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động của vùng cũng như nước ta nói chung, nâng cao đời sống người dân.
Câu hỏi và bài tập (trang 123 SGK Địa lí 9)
Bài 1 trang 123 SGK Địa Lí 9: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
Phương pháp giải:
Trả lời:
(Em có thể chọn 1 trong 2 cách trả lời dưới đây, không cần viết cả 2)
Cách 1 (Trả lời ngắn gọn với các ý chính)
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ:
- Vị trí địa lí thuận lợi.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Ven biển có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng: bãi biển, vườn quốc gia,...
+ Ít xảy ra thiên tai.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Đông dân, mức sống cao. Có nhiều đô thị lớn.
+ Cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ.
+ Là vùng kinh tế phát triển nhất nước ta.
+ Có sức thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú.
Cách 2 (Trả lời đầy đủ, có phân tích các ý)
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ:
* Vị trí địa lí:
- Cầu nối giữa ĐBSCL - Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, giữa đất liền với Biển Đông.
- Vị trí trung chuyển của nhiều tuyến đường hàng không quốc tế, gần các tuyến đường biển quốc tế, trên tuyến đường xuyên Á.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
* Điều kiện tự nhiên:
- Bờ biển và hệ thống sông có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng biển.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng, gồm các vườn quốc gia (Cát Tiên, Côn Đảo, Bù Gia Mập), khu dự trữ sinh quyển (Cần Giờ), bãi tắm (Vũng Tàu, Long Hải), suối khoáng (Bình Châu).
- Thời tiết ổn định ít xảy ra thiên tai.
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Là vùng kinh tế năng động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, nhu cầu về dịch vụ sản xuất rất lớn.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có Thành phố Hồ Chí Minh: đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước, có thể đi đến nhiều thành phố trong và ngoài nước bằng nhiều loại hình giao thông.
- Là địa bàn thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp, nhiều trang trại nông nghiệp.
- Số dân đông, mức sống tương đối cao so mặt bằng cả nước. Có các thành phố đông dân, nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất nước.
- Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú (nhà tù Côn Đảo, địa đạo Củ Chi, Bến cảng Nhà Rồng, các lễ hội, đình, chùa, chợ,...).
- Chính sách phát triển nền kinh tế mở, tăng cường đầu tư dịch vụ.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu hoạt động nhộn nhịp quanh năm do:
- TP.HCM là thành phố đông dân (hơn 7 triệu dân), mức sống tương đối cao, nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái lớn.
- Từ TP.HCM đến các trung tâm du lịch trên bằng đường bộ (quốc lộ 1, 51, 20), đường biển (đến Vũng Tàu, Nha Trang), đường không (đến Nha Trang, Đà Lạt), đường sắt (đến Nha Trang) rất thuận lợi.
- Cả 4 địa điểm có vị trí thuận lợi để phát triển du lịch theo tuyến.
- TP.HCM là trung tâm du lịch lớn, dịch vụ du lịch được tổ chức tốt, có nhiều công ty du lịch lớn.
- Nha Trang, Đà Lạt và Vũng Tàu là các điểm du lịch nổi tiếng, thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.
Bảng 33.3. Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, năm 2002
Phương pháp giải:
- Xử lí số liệu:
Tính tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) của cả nước năm 2002:
+ Tỉ trọng diện tích vùng KTTĐ phía Nam (%) = Diện tích vùng KTTĐ phía Nam : Diện tích ba vùng KTTĐ x 100.
+ Tỉ trọng dân số vùng KTTĐ phía Nam (%) = Dân số vùng KTTĐ phía Nam : Dân số ba vùng KTTĐ x 100.
+ Tỉ trọng GDP vùng KTTĐ phía Nam (%) = GDP vùng KTTĐ phía Nam : GDP ba vùng KTTĐ x 100.
- Vẽ biểu đồ:
+ Biểu đồ "thể hiện tỉ trọng": Biểu đồ tròn.
+ Vẽ ba hình tròn lần lượt thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số và GDP của vùng KTTĐ phía Nam trong ba vùng KTTĐ của cả nước.
Trả lời:
- Xử lí số liệu:
Bảng tỉ trọng diện tích, dân số và GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 (%)
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, năm 2002 (%).
- Nhận xét
+ Về diện tích: vùng KTTĐ phía Nam chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng diện tích ba vùng KTTĐ nước ta với 39,3% (chiếm hơn 1/3).
+ Về dân số: tương tự, vùng KTTĐ phía Nam cũng chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng số dân của ba vùng KTTĐ nước ta với 39,3% (chiếm hơn 1/3).
+ Trong cơ cấu GDP, vùng KTTĐ phía Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất, đóng góp hơn ½ trong tổng GDP của ba vùng KTTĐ (65%).
=> Đây là vùng KTTĐ có tiềm lực kinh tế mạnh nhất trong ba vùng KTTĐ, là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế khu vực phía Nam cũng như cả nước.
Lý thuyết Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ - Phần 2. Kinh tế (Tiếp theo)
I. Tình hình phát triển kinh tế
a) Công nghiệp
b) Nông nghiệp
c) Dịch vụ
* Những điều kiện thuận lợi phát triển ngành dịch vụ:
- Vùng đông dân, có sức mua cao, lao động có trình độ và tay nghề cao.
- Có nhiều ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế phát triển.
- Có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh.
* Đặc điểm:
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- Cơ cấu đa dạng, gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông...
- Giao thông: TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.
- Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.
- Dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất – nhập khẩu:
+ Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ,... Trong đó, dầu thô mang lại giá trị kinh tế cao nhất.
+ Tỉ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biến được nâng lên.
+ Mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.
II. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Các trung tâm kinh tế:
+ TP. Hồ Chí Minh: trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.
+ TP. Biên Hoà: trung tâm công nghiệp, dịch vụ.
+ TP. Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch.
=> Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
+ Gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.
+ Vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn đối với các tỉnh phía nam và cả nước. Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.