Tài liệu soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 127 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127 hay nhất
Câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 10 Tập 1:
a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp bạn hiểu thêm điều gì về các thông tin chính mà văn bản truyền tải?
b. Nhận xét về cách tác giả văn bản chú thích các hình ảnh đính kèm: độ dài của phần chú thích ảnh, mối liên hệ giữa hình ảnh và phần chú thích với văn bản chính,...
Trả lời:
a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp người đọc hiểu thêm về lời thuyết mình, hình dạng cây đàn ra sao; sự khác nhau giữa cần đàn ghi-ta thường và cần đàn ghi-ta lõm; nó được sử dụng rộng rãi trong môi trường nào; dàn nhạc cải lương bao gồm những nhạc cụ nào.
b. Cách tác giả văn bản chú thích các hình ảnh đi kèm:
- Độ dài chú thích vừa phải, tương ứng với chiều dài của ảnh.
- Nội dung của phần chú thích và ảnh đồng nhất với nhau.
- Hình ảnh và phần chú thích giúp lời thuyết minh trong văn bản chính rõ ràng hơn.
Hình ảnh (trang 126, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Theo bạn, có thể thay thế các biểu đồ trong ba hình ảnh minh họa trên bằng dạng khác không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Quan sát kĩ ba biểu đồ.
- Hiểu được đặc điểm của từng loại biểu đồ.
- Nêu lên quan điểm cá nhân.
Trả lời:
Theo em, có thể linh hoạt thay thế các biểu đồ trong ba hình ảnh minh họa trên bằng dạng khác, ví dụ:
- Tổng dân số có thể dùng biểu đồ đường.
- Tỉ lệ tăng dân số có thể dùng biểu đồ tròn.
- Tỉ lệ giới tính có thể dùng biểu đồ cột.
Trả lời:
Sưu tầm:
Theo Báo Lao động.
Trong 4 năm (2016-2020), cả nước xảy ra 93.938 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 39.873 người, bị thương 77.743 người. Dưới đây là một số thống kê chi tiết.
Việc sử dụng những biểu đồ trên nhằm cụ thể hóa, làm rõ nội dung, số liệu trong phần thông tin.
Từ đọc đến viết
Trả lời:
Múa rối nước là sân khấu nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra đời hầu như cùng lúc với sự hình thành nền văn hóa Đại Việt. Do tính đặc sắc của nó, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian Múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với Tuồng, Chèo. Tinh hoa Múa rối nước Việt Nam đã được sự ngưỡng mộ trong làng bạn bè thế giới, sân khấu Múa rối nước được xem là bộ môn nghệ thuật “Độc nhất vô nhị”.
Hình ảnh múa rối nước ở Việt Nam (Nguồn ảnh: Internet)
Tuy nhiên do xuất hiện sau so với những môn nghệ thuật khác nên Múa rối nước không tránh khỏi những hạn chế, cộng với mục đích thương mại đã làm cho loại hình nghệ thuật này ngày càng mai một và bị lãng quên. Vì vậy, việc bảo tồn loại hình nghệ thuật này vô cùng cần thiết. Các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu, mỗi người hãy có ý thức trong việc giữ gìn, phát huy loại hình truyền thống mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Có như vậy Múa rối nước mới thực sự xứng đáng là một loại hình nghệ thuật đặc sắc có tuổi đời hàng ngàn năm, hội nhập và hòa vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong giai đoạn hiện nay.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Soạn bài Đàn Ghi-ta phí lõm trong dàn nhạc cải lương